Trên một đỉnh đồi thuộc dãy núi Huỳnh Mai (Phước Nghĩa, Tuy Phước) có một khu lăng mộ đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; được chăm sóc, nhang khói thường xuyên. Ðó là nơi yên nghỉ đời đời của Danh nhân Văn hóa Ðào Tấn, Hậu tổ nghệ thuật tuồng - người đã có công đưa nghệ thuật tuồng lên đến đỉnh cao vào thế kỷ 19, có nhiều đóng góp rất to lớn cho bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc.
Đào Tấn, tự Chỉ Thúc, hiệu Mộng Mai, sinh năm 1845, mất năm 1907, quê ở làng Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đào Tấn là một đại quan của triều Nguyễn, từng nhiều lần đảm nhiệm các chức vụ Tổng đốc, Thượng thư. Ông đã sáng tác, chỉnh lý, cải biên, dàn dựng hơn 40 vở tuồng và là tác giả tập sách có tính chất lý luận sân khấu mang tên Hí trường tùy bút. Ông là người sáng lập và chủ trì hoạt động rạp hát Như Thị Quan và hai gánh hát kiêm trường đào tạo nghệ thuật tuồng mang tên Học bộ đình tại thành Vinh (Nghệ An) và làng Vinh Thạnh quê hương, nơi diễn những vở tuồng của ông và là nơi đào tạo những nghệ sĩ tuồng xuất sắc nhiều thế hệ. Ông còn là tác giả của hơn 1000 bài thơ, từ và tập bút ký Mộng Mai văn sao. Nói chung, di sản nghệ thuật của Đào Tấn là hết sức phong phú, đồ sộ, hiếm có, ít người sánh kịp.
Từ một thế kỷ qua, Đào Tấn đã được coi là bậc Hậu Tổ của nghệ thuật tuồng, một quốc bảo của văn hóa dân tộc, người đã đưa nghệ thuật tuồng lên những đỉnh cao chói lọi, người đã sáng tạo nên những kiệt tác sân khấu như “Hộ sanh đàn”, “Cổ thành”, “Trầm hương các”. Cũng như cảm nhận của ông nghè Nguyễn Trọng Trì trăm năm trước khi đọc “Mộng Mai từ lục” của Đào Tấn: Luật âm phóng khoáng Tô khôn sánh Ý tứ cao xa Liễu khó bằng Sông núi, nước nhà, oằn nặng nghĩa Trăng hoa, oanh liễu, láng lai tình Nghiên cứu thơ và từ của ông, các học giả Đặng Thai Mai, Nguyễn Huệ Chi, các nhà thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hoàng Trung Thông và nhiều học giả, nhà thơ nổi tiếng nhiều thế hệ đều coi Đào Tấn như một nhà thơ lớn, một nguyên súy của thi đàn Việt Nam. Từ chỗ ngộ nhận, ác cảm với vị trí một đại quan nhiều năm của một triều đình nô lệ, theo thời gian, với nhiều tài liệu mới được phát hiện và công bố, Đào Tấn đã được nhận diện là một chính khách yêu nước thương dân mẫu mực, người có tư tưởng dân chủ và khuynh hướng cách mạng ở một trong những thời kỳ nhiễu nhương, phức tạp nhất của lịch sử đất nước. Còn nhớ, đầu những năm 1960, tại thủ đô Hà Nội, khi tôi viết những bài đầu tiên giới thiệu thân thế và sự nghiệp Đào Tấn gửi đến tạp chí Văn học, những người phụ trách biên tập ở đây đã rất nghi ngại không dám sử dụng vì cái lốt đại quan một triều đình bị cho là phản động trong lịch sử đất nước của ông.
Phải đến khi nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học, vốn là dòng dõi một văn thân yêu nước nổi tiếng xứ Nghệ, người hiểu rất rõ khuynh hướng chính trị tiến bộ của Đào Tấn khi ông làm Tổng đốc An Tĩnh, có ý kiến can thiệp, các tiểu luận này mới được in trên tạp chí. Sau khi đậu cử nhân tại trường thi Bình Định năm 1867, từ năm 1871 đến năm 1904, ngoài 3 năm từ quan về tu ở chùa Linh Phong quê nhà thời “Tứ nguyệt tam vương” sau khi vua Tự Đức mất, Đào Tấn có gần 30 năm làm quan triều Nguyễn qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Bắt đầu từ chức Hiệu thư chuyên soạn tuồng trong cung Tự Đức, ông đã kinh qua các chức vụ khác như Tri phủ Quảng Trạch, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Nam Ngãi, Tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Hình, Binh và về hưu ở chức thượng thư bộ Công. Nghiên cứu cuộc đời làm quan của Đào Tấn ta thấy có một mâu thuẫn kỳ lạ: bậc trọng thần thường được các vua Nguyễn sủng ái, có tuổi quan vào loại kỷ lục ở triều Nguyễn ấy lại là người chê trách, miệt thị chốn quan trường nhiều nhất trong thơ và từ của ông. Đào Tấn từng đau đáu với cái khổ, cái nhục, cái thẹn của những người làm quan như ông. Trong bài thơ “Viết tình cờ”, ông căn dặn các con: Các con chưa tỏ sự đời Lợi danh đâu phải phận người văn chương Phong trần cha đã ê xương Chớ chen vào chốn quan trường mà chi. Dưới con mắt Đào Tấn, con người coi sự trong sạch của hoa mai là cốt cách của mình, quan trường thời ấy là chốn ô trọc, sâu mọt, bụi bặm, là nơi “nhân tình bạc tựa thu vân”, nơi “ô khóa lợi xiềng danh luôn trói chặt”, nơi đầy rẫy những kẻ “lộc vua ăn uổng, cột trời để xiêu”. Trong suốt 30 năm làm quan, giấc mộng lớn nhất, thường trực nhất trong ông là được từ quan, về quê, thỏa chí bình sinh “chỉ thích đề ngâm khắp dưới trời” của mình. Tuy vậy, giấc mộng ấy, với Đào Tấn, đã trở thành “thảm mộng” bởi ông đã không thể nào dứt nổi chốn quan trường mà ông cho là nhơ nhuốc ấy, đã từ quan về nhà, bị giáng bốn cấp, rồi vẫn ra làm quan trở lại. Đào Tấn chỉ được thỏa nguyện khi kế hoạch phục quốc của vua Thành Thái mà ông là một yếu nhân bại lộ, Đào Tấn bị buộc về hưu năm 1904, trước khi mất chừng 3 năm. Năm Đào Tấn mất cũng là năm vua Thành Thái bị Pháp buộc thoái vị.
Có một thời, chúng ta đã rất đơn giản, phiến diện khi đánh giá triều Nguyễn chỉ là một vương triều phản động, bán nước và cho rằng việc làm quan lâu dài trong một triều đình như thế dù sao cũng là một vết nhơ trong đời Đào Tấn. Nhiều người đã bênh vực Đào Tấn, nói ông đáng thương hơn đáng trách bởi đã ẩn nhẫn làm quan chỉ để làm tuồng, làm quan chỉ là cái xác, làm thơ, làm tuồng mới là cái hồn, trước sau Đào Tấn chỉ là một ông quan Tuồng. Cách biện luận ấy xem ra không thật ổn. Dù thực tế, nếu không có điều kiện của một đại quan Đào Tấn thì rất khó có một sự nghiệp tuồng Đào Tấn đồ sộ như chúng ta đang có hôm nay. Khi đương chức cũng như khi hưu nhàn, ông đã dùng tất cả những bổng lộc của một đời quan để làm tuồng.
Nhưng một người từng ba lần làm tổng đốc, bốn lần làm thượng thư, không thể nhận các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình chỉ để làm tuồng. Các nghiên cứu lịch sử khách quan gần đây cho thấy triều Nguyễn không chỉ có mặt tiêu cực, phản động mà còn có những mặt tích cực, tiến bộ, có những đóng góp không thể phủ nhận trong tiến trình lịch sử dân tộc, các vua quan triều Nguyễn không chỉ là những bù nhìn thân Pháp, tay sai của đô hộ Pháp mà còn có những người yêu nước chân chính, nung nấu hoài bão và phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp chống Pháp giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đào Tấn thuộc vào bộ phận ưu tú này. Nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận xét rằng lời nhân vật Tiết Cương: “Thế sự đoản như xuân mộng/ Nhân tình bạc tựa thu vân/Nghiến răng cười cười cũng khó khăn/Ôm lòng chịu, chịu càng vui sướng” cũng chính là tâm sự của ông quan Đào Tấn, nói lên sự chủ động lớn lao của một người chấp nhận sự hy sinh, cảm thấy trong sự "nếm mật nằm gai" vì đại nghĩa của mình, một niềm vui, một hạnh phúc. Có thể thấy cuộc đời làm quan của Đào Tấn, nhất là dưới triều Thành Thái, khi ông được giao những trọng trách như tổng đốc Nam Ngãi, tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Binh, Hình là một lựa chọn chủ động, đầy hy sinh vì nước vì dân của ông. Thấu hiểu những ê chề cay đắng của kiếp làm quan ở một thời vua không ra vua quan không ra quan, thời lộng hành của bọn xâm lược, của lũ sâu dân, mọt nước, thời của những đọa lạc, những phản bội ghê gớm, nhưng Đào Tấn, con người luôn “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” vẫn ở lại làm quan giúp vua Thành Thái là vì trách nhiệm của một sĩ phu khi đất nước suy vong, và vì ông tin rằng mình sẽ góp phần làm cho sự liêm chính và lòng trung nghĩa không chết, ngọn đèn cứu nước không tắt và tạo điều kiện cho những anh hùng cứu nước đã và sẽ xuất hiện. Có nhiều bằng chứng cho thấy, tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí tự cường mạnh mẽ của vị vua trẻ Thành Thái có ảnh hưởng lớn của Đào Tấn, vị cận thần thân tín của ông.
Không phải ngẫu nhiên mà người đương thời đã gọi Đào Tấn là “Kẻ ở ẩn tại triều”. Riêng về sự liêm chính, vị thượng quan Đào Tấn đã xứng đáng là một chính khách mẫu mực, một tấm gương sáng cho các chính khách muôn đời. Dưới thời Tự Đức, ông được vua ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy vua). Tiếp kiến Đào Tấn tại dinh tổng đốc ở Vinh năm 1902, thời Thành Thái, Gosselin, một võ quan cao cấp người Pháp đã phải ghi nhận sau gần 30 năm làm quan, Đào Tấn vẫn “tay trắng thanh bần”. Gosselin viết: “Một đời tận tụy trong nhiều chức vụ quan trọng nhưng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần. Bấy nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhân vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhân” (L’Empire d’Annam, trang 468, Vương Hồng Sển dịch). Sinh thời, đức liêm chính của Đào Tấn đã vang khắp “trong triều, ngoài quận”. Là một ông quan thanh liêm, chính trực, nhân ái, Đào Tấn luôn luôn vì ích nước lợi dân thực thi chức trách của mình, bất chấp những hậu quả không hay có thể sẽ phải gánh chịu. Hầu hết những nơi Đào Tấn từng làm quan đều ca ngợi những ân đức mà ông đã làm cho nhân dân trong vùng. Đào Tấn từng cứu trợ nạn đắm thuyền của hơn 400 ngư dân đảo Hải Nam, được họ lập đền thờ sống ở đảo này. Bất chấp sự can thiệp của khâm sứ Pháp, ông quan “điềm tĩnh, khiêm hòa” ấy đã ra lệnh xử chém Bồi Ba, tên tay sai Pháp gây nhiều tội ác với nhân dân Huế. Khi bị điều ra nhậm chức tổng đốc An Tĩnh, Đào Tấn dâng sớ nói rõ: “Hoan châu là đất xung yếu, sĩ phu nhiều người học giỏi, sĩ khí hùng, dân trí tốt, tôi đến nơi chỉ làm cho được chữ Phủ (vỗ về) để cho dân được an cư lạc nghiệp. Còn chữ Tiểu (đánh dẹp) thì quan tiền nhiệm của tôi đã thành công...Tôi là quan văn, không làm được những việc quan tướng đã làm. Nếu triều đình chấp thuận tôi xin tựu nhiệm. Nếu bất thuận tôi xin chịu tội vi mạng”.
Phải đến khi nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học, vốn là dòng dõi một văn thân yêu nước nổi tiếng xứ Nghệ, người hiểu rất rõ khuynh hướng chính trị tiến bộ của Đào Tấn khi ông làm Tổng đốc An Tĩnh, có ý kiến can thiệp, các tiểu luận này mới được in trên tạp chí. Sau khi đậu cử nhân tại trường thi Bình Định năm 1867, từ năm 1871 đến năm 1904, ngoài 3 năm từ quan về tu ở chùa Linh Phong quê nhà thời “Tứ nguyệt tam vương” sau khi vua Tự Đức mất, Đào Tấn có gần 30 năm làm quan triều Nguyễn qua ba đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái. Bắt đầu từ chức Hiệu thư chuyên soạn tuồng trong cung Tự Đức, ông đã kinh qua các chức vụ khác như Tri phủ Quảng Trạch, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Nam Ngãi, Tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Hình, Binh và về hưu ở chức thượng thư bộ Công. Nghiên cứu cuộc đời làm quan của Đào Tấn ta thấy có một mâu thuẫn kỳ lạ: bậc trọng thần thường được các vua Nguyễn sủng ái, có tuổi quan vào loại kỷ lục ở triều Nguyễn ấy lại là người chê trách, miệt thị chốn quan trường nhiều nhất trong thơ và từ của ông. Đào Tấn từng đau đáu với cái khổ, cái nhục, cái thẹn của những người làm quan như ông. Trong bài thơ “Viết tình cờ”, ông căn dặn các con: Các con chưa tỏ sự đời Lợi danh đâu phải phận người văn chương Phong trần cha đã ê xương Chớ chen vào chốn quan trường mà chi. Dưới con mắt Đào Tấn, con người coi sự trong sạch của hoa mai là cốt cách của mình, quan trường thời ấy là chốn ô trọc, sâu mọt, bụi bặm, là nơi “nhân tình bạc tựa thu vân”, nơi “ô khóa lợi xiềng danh luôn trói chặt”, nơi đầy rẫy những kẻ “lộc vua ăn uổng, cột trời để xiêu”. Trong suốt 30 năm làm quan, giấc mộng lớn nhất, thường trực nhất trong ông là được từ quan, về quê, thỏa chí bình sinh “chỉ thích đề ngâm khắp dưới trời” của mình. Tuy vậy, giấc mộng ấy, với Đào Tấn, đã trở thành “thảm mộng” bởi ông đã không thể nào dứt nổi chốn quan trường mà ông cho là nhơ nhuốc ấy, đã từ quan về nhà, bị giáng bốn cấp, rồi vẫn ra làm quan trở lại. Đào Tấn chỉ được thỏa nguyện khi kế hoạch phục quốc của vua Thành Thái mà ông là một yếu nhân bại lộ, Đào Tấn bị buộc về hưu năm 1904, trước khi mất chừng 3 năm. Năm Đào Tấn mất cũng là năm vua Thành Thái bị Pháp buộc thoái vị.
Có một thời, chúng ta đã rất đơn giản, phiến diện khi đánh giá triều Nguyễn chỉ là một vương triều phản động, bán nước và cho rằng việc làm quan lâu dài trong một triều đình như thế dù sao cũng là một vết nhơ trong đời Đào Tấn. Nhiều người đã bênh vực Đào Tấn, nói ông đáng thương hơn đáng trách bởi đã ẩn nhẫn làm quan chỉ để làm tuồng, làm quan chỉ là cái xác, làm thơ, làm tuồng mới là cái hồn, trước sau Đào Tấn chỉ là một ông quan Tuồng. Cách biện luận ấy xem ra không thật ổn. Dù thực tế, nếu không có điều kiện của một đại quan Đào Tấn thì rất khó có một sự nghiệp tuồng Đào Tấn đồ sộ như chúng ta đang có hôm nay. Khi đương chức cũng như khi hưu nhàn, ông đã dùng tất cả những bổng lộc của một đời quan để làm tuồng.
Nhưng một người từng ba lần làm tổng đốc, bốn lần làm thượng thư, không thể nhận các chức quan vào hàng nhất phẩm, nhị phẩm triều đình chỉ để làm tuồng. Các nghiên cứu lịch sử khách quan gần đây cho thấy triều Nguyễn không chỉ có mặt tiêu cực, phản động mà còn có những mặt tích cực, tiến bộ, có những đóng góp không thể phủ nhận trong tiến trình lịch sử dân tộc, các vua quan triều Nguyễn không chỉ là những bù nhìn thân Pháp, tay sai của đô hộ Pháp mà còn có những người yêu nước chân chính, nung nấu hoài bão và phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp chống Pháp giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đào Tấn thuộc vào bộ phận ưu tú này. Nhà thơ Xuân Diệu đã rất tinh tế khi nhận xét rằng lời nhân vật Tiết Cương: “Thế sự đoản như xuân mộng/ Nhân tình bạc tựa thu vân/Nghiến răng cười cười cũng khó khăn/Ôm lòng chịu, chịu càng vui sướng” cũng chính là tâm sự của ông quan Đào Tấn, nói lên sự chủ động lớn lao của một người chấp nhận sự hy sinh, cảm thấy trong sự "nếm mật nằm gai" vì đại nghĩa của mình, một niềm vui, một hạnh phúc. Có thể thấy cuộc đời làm quan của Đào Tấn, nhất là dưới triều Thành Thái, khi ông được giao những trọng trách như tổng đốc Nam Ngãi, tổng đốc An Tĩnh, thượng thư các bộ Công, Binh, Hình là một lựa chọn chủ động, đầy hy sinh vì nước vì dân của ông. Thấu hiểu những ê chề cay đắng của kiếp làm quan ở một thời vua không ra vua quan không ra quan, thời lộng hành của bọn xâm lược, của lũ sâu dân, mọt nước, thời của những đọa lạc, những phản bội ghê gớm, nhưng Đào Tấn, con người luôn “Thậm cảm hưng vong chuyện nước nhà” vẫn ở lại làm quan giúp vua Thành Thái là vì trách nhiệm của một sĩ phu khi đất nước suy vong, và vì ông tin rằng mình sẽ góp phần làm cho sự liêm chính và lòng trung nghĩa không chết, ngọn đèn cứu nước không tắt và tạo điều kiện cho những anh hùng cứu nước đã và sẽ xuất hiện. Có nhiều bằng chứng cho thấy, tinh thần dân tộc bất khuất, ý chí tự cường mạnh mẽ của vị vua trẻ Thành Thái có ảnh hưởng lớn của Đào Tấn, vị cận thần thân tín của ông.
Không phải ngẫu nhiên mà người đương thời đã gọi Đào Tấn là “Kẻ ở ẩn tại triều”. Riêng về sự liêm chính, vị thượng quan Đào Tấn đã xứng đáng là một chính khách mẫu mực, một tấm gương sáng cho các chính khách muôn đời. Dưới thời Tự Đức, ông được vua ban tặng các danh hiệu “thanh, thận, cần” (trong sạch, thận trọng, chuyên cần) và “bất úy cường ngự” (không sợ uy vua). Tiếp kiến Đào Tấn tại dinh tổng đốc ở Vinh năm 1902, thời Thành Thái, Gosselin, một võ quan cao cấp người Pháp đã phải ghi nhận sau gần 30 năm làm quan, Đào Tấn vẫn “tay trắng thanh bần”. Gosselin viết: “Một đời tận tụy trong nhiều chức vụ quan trọng nhưng Đào Tấn vẫn tay trắng thanh bần. Bấy nhiêu ấy đủ thơm danh hậu thế và làm cho đại nhân vượt lên trên hẳn nhiều đồng liêu khác ít được gương mẫu như đại nhân” (L’Empire d’Annam, trang 468, Vương Hồng Sển dịch). Sinh thời, đức liêm chính của Đào Tấn đã vang khắp “trong triều, ngoài quận”. Là một ông quan thanh liêm, chính trực, nhân ái, Đào Tấn luôn luôn vì ích nước lợi dân thực thi chức trách của mình, bất chấp những hậu quả không hay có thể sẽ phải gánh chịu. Hầu hết những nơi Đào Tấn từng làm quan đều ca ngợi những ân đức mà ông đã làm cho nhân dân trong vùng. Đào Tấn từng cứu trợ nạn đắm thuyền của hơn 400 ngư dân đảo Hải Nam, được họ lập đền thờ sống ở đảo này. Bất chấp sự can thiệp của khâm sứ Pháp, ông quan “điềm tĩnh, khiêm hòa” ấy đã ra lệnh xử chém Bồi Ba, tên tay sai Pháp gây nhiều tội ác với nhân dân Huế. Khi bị điều ra nhậm chức tổng đốc An Tĩnh, Đào Tấn dâng sớ nói rõ: “Hoan châu là đất xung yếu, sĩ phu nhiều người học giỏi, sĩ khí hùng, dân trí tốt, tôi đến nơi chỉ làm cho được chữ Phủ (vỗ về) để cho dân được an cư lạc nghiệp. Còn chữ Tiểu (đánh dẹp) thì quan tiền nhiệm của tôi đã thành công...Tôi là quan văn, không làm được những việc quan tướng đã làm. Nếu triều đình chấp thuận tôi xin tựu nhiệm. Nếu bất thuận tôi xin chịu tội vi mạng”.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, Đào Tấn từng nhận mật chỉ của Thành Thái để liên kết các nghĩa đảng Cần vương. Ông tham gia lập Duy Tân hội cùng các chí sĩ trẻ xứ Quảng như Nguyễn Hàm, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, che chở, tạo điều kiện cho Phan Bội Châu hoạt động, tham gia tổ chức việc Đông du của Phan Bội Châu và Cường Để. Đào Tấn còn kết thân với các văn thân yêu nước xứ Nghệ như Cao Xuân Dục, Đặng Nguyên Cẩn, có quan hệ mật thiết và là ân nhân của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ. Đào Tấn là người tiến cử họa sĩ Lê Văn Miến tham gia kế hoạch phục quốc bí mật của vua Thành Thái, chuyên vẽ mẫu vũ khí… Đào Tấn làm nhiều thơ ca ngợi nhũng chí sĩ kháng Pháp như Hoàng Diệu, Hoàng Kế Viêm, Phan Bội Châu… Khi Phan Đình Phùng hy sinh trên núi rừng Vụ Quang, dưới danh nghĩa văn thân Nghệ Tĩnh, Đào Tấn đã có thơ và câu đối ca ngợi tiết tháo của người anh hùng họ Phan cực kỳ chấn động lòng người. Bài thơ viết (tạm dịch): Chẻ tre thế tưởng phục hai kinh Công khó mười năm xót chẳng thành Buồn nghe vua trẻ lo hòa nghị Khóc thấy sơn hà tụ ánh minh Tay giằng sông núi lòng chưa chết Xác gửi trời sao khí vẫn sinh… Còn đây là đôi câu đối: Anh hùng thành bại chớ bàn. Lòng trung ấy, nghĩa lớn này, thề chung thủy trọn tình cùng chiến hữu. Anh linh son mực, đạo sách đèn nên phải trọng cương thường. Khá hận bấy: Ngôi nhà nghiêng đổ, một cây chống chẳng được nào! Cung lạnh khói tan, tiếng oán dậy rừng ai chẳng xót!. Huống đang lúc rồng bay mây ám, lại thêm tráo chác việc người. Thương thay La Việt giang san, văn hiến trăm năm trơ chiến địa! Trời đất cổ kim còn mãi. Núi ngất cao sông chảy xiết vũ trụ này là của đấng trượng phu. Gió tuyết Lam Hồng, ngạo giá rét cũng hao mòn tùng bách. Biết sao đây! Sóng cả dâng trào, cột đá giữa dòng khó vững. Sao dời vật đổi, chạnh tình vườn cũ nghĩ càng đau! Lại gặp cơn giứ thốc nhạn lìa, trách bấy lòng trời chẳng giúp! Rõ thật Tùng Mai khí tiết, tinh thần một thác sáng trăng sao! Hai tác phẩm tuyệt bút của lòng yêu nước trên cho thấy vị tổng đốc của triều Nguyễn đã không ngần ngại công khai đứng hẳn về phía những người cầm súng đánh Pháp.
Đặc biệt, thời làm tổng đốc An Tĩnh, vị chính khách kiêm nghệ sĩ tuồng Đào Tấn đã sử dụng tuồng như một thứ vũ khí sắc bén tố cáo sự thối nát của một triều đình phong kiến thân Pháp phản động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến thay đổi chế độ, thay đổi triều đại với các vở diễn như “Trầm Hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn Võ đình”, “Hộ Sanh đàn”... sau này trở thành những vở diễn, hay nhất, có sức sống lâu bền nhất của ông. Có thể nói đây là những vở tuồng cách mạng của Đào Tấn. Nếu mười năm trong cung vua Tự Đức, tại “Duyệt thị đường”, Đào Tấn đã viết được hàng chục pho tuồng dù đã được vua phê là “kỹ thuật thần diệu” nhưng đều là những vở theo phụng sắc mà viết, cho vua và triều thần xem, chưa phải là những gì tâm đắc của ông. Thì tới “Như Thị quan”, rạp hát riêng của tổng đốc Đào Tấn, tuồng Đào Tấn đã có mục tiêu tâm đắc “làm mới mẻ chính trị, mới mẻ đạo đức”, cho đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ, kể cả những người chưa biết chữ xem. Đây là những vở tuồng tràn ngập tinh thần dân chủ, trao gửi niềm tin cứu nước cứu dân cho những anh hùng trên non cao, suối sâu, những người đang bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Viết, dựng, diễn những vở tuồng cách mạng trên, ông quan Đào Tấn đã “Dùng ngọn bút làm đòn xoay chế độ/mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”(Sóng Hồng).Dưới cái lốt một đại quan triều Nguyễn, Đào Tấn đã thực sự là một chính khách dân chủ, cách mạng. Bởi vậy, chúng ta rất tự hào vì nghệ sĩ thiên tài Đào Tấn. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì nhân cách ông quan Đào Tấn, vị chính khách liêm chính, yêu nước, dân chủ, cách mạng Đào Tấn. Một nghệ sĩ thiên tài và một chính khách yêu nước, cách mạng, không có sự kết hợp đó, sẽ không có một Đào Tấn vĩ đại mà chúng ta tự hào kỷ niệm hôm nay.
Đặc biệt, thời làm tổng đốc An Tĩnh, vị chính khách kiêm nghệ sĩ tuồng Đào Tấn đã sử dụng tuồng như một thứ vũ khí sắc bén tố cáo sự thối nát của một triều đình phong kiến thân Pháp phản động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến thay đổi chế độ, thay đổi triều đại với các vở diễn như “Trầm Hương các”, “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan”, “Diễn Võ đình”, “Hộ Sanh đàn”... sau này trở thành những vở diễn, hay nhất, có sức sống lâu bền nhất của ông. Có thể nói đây là những vở tuồng cách mạng của Đào Tấn. Nếu mười năm trong cung vua Tự Đức, tại “Duyệt thị đường”, Đào Tấn đã viết được hàng chục pho tuồng dù đã được vua phê là “kỹ thuật thần diệu” nhưng đều là những vở theo phụng sắc mà viết, cho vua và triều thần xem, chưa phải là những gì tâm đắc của ông. Thì tới “Như Thị quan”, rạp hát riêng của tổng đốc Đào Tấn, tuồng Đào Tấn đã có mục tiêu tâm đắc “làm mới mẻ chính trị, mới mẻ đạo đức”, cho đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ, kể cả những người chưa biết chữ xem. Đây là những vở tuồng tràn ngập tinh thần dân chủ, trao gửi niềm tin cứu nước cứu dân cho những anh hùng trên non cao, suối sâu, những người đang bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Viết, dựng, diễn những vở tuồng cách mạng trên, ông quan Đào Tấn đã “Dùng ngọn bút làm đòn xoay chế độ/mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”(Sóng Hồng).Dưới cái lốt một đại quan triều Nguyễn, Đào Tấn đã thực sự là một chính khách dân chủ, cách mạng. Bởi vậy, chúng ta rất tự hào vì nghệ sĩ thiên tài Đào Tấn. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì nhân cách ông quan Đào Tấn, vị chính khách liêm chính, yêu nước, dân chủ, cách mạng Đào Tấn. Một nghệ sĩ thiên tài và một chính khách yêu nước, cách mạng, không có sự kết hợp đó, sẽ không có một Đào Tấn vĩ đại mà chúng ta tự hào kỷ niệm hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét