Tôi đang làm cuốn phim tài liệu về môn phái võ cổ truyền thuần Việt này. Một đôi lần có được nghe giới thiệu trên các chương trình truyền hình. Thấy tự hào nhưng chưa thỏa. Ngẫm ra cái gì thuần Việt đều tiềm ẩn trong Folklore (văn hóa dân gian). Sau khi nhận lời với Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam, tôi dẫn một tốp quay phim, ghi tiếng vào Bình Định.
Võ sư Đinh Văn Tuấn dẫn chúng tôi lội ngược dòng lịch sử tìm về cội nguồn. Tôi tìm thấy một trong rất nhiều cách giải thích về sự hình thành môn phái võ Tây Sơn. Đất này xưa hiểm trở. Có một rẻo phì nhiêu ven sông ven biển thì chật hẹp. Lại ba bề núi chắn. Một phía biển ngăn. Văn minh Chăm cổ có đặt dấu oai hùng lên mặt đất nhưng thưa thớt. Còn lại là hoang vu. Ba anh em Nguyễn Huệ thời đó được gửi học tại võ đường của một bậc trượng phu. Võ sư này là người họ Trương, quê gốc ở Hà Tĩnh. Ý tưởng của ông là dắt trai tráng đến đất võ bằng đường văn.
Việc dạy võ và học võ ở Tuy Viên, Bình Khê này có trước. Trong từng gia tộc có sự truyền thụ rất công phu để cháu con lên rừng, ra rẫy không e ngại muông thú. Có việc đường xa không hãi hùng đạo tặc. Và bài vỡ lòng cho môn sinh ở Thuận Truyền, Ai Thái, Anh Vinh, Bình Nghi đều giống nhau. Giỏi võ để giữ mình. Để làm người trượng phu. Không để thành giặc bạo tàn. Chúng tôi đặt máy quay phim trước nhà lão sư Phan Thọ. Cụ nâng ly rượu ra trước mặt tôi: “Biết các ông ít thời gian nhưng xin thư thái đã”. Con cháu cắm hoa, đốt hương xong. Cụ bước tới trước bàn thờ. Sau màn khói tỏa nhẹ, nét mặt cụ hiền hòa, lời khấn vái vọng về cõi xa xăm nào đó. Con cháu ngoài sân tay roi, tay kiếm đứng lặng phắc hướng vào. Có lẽ đó phút linh nghiệm của đường văn. Và chỉ sau đó mười lăm phút, tất cả hóa thân thành người khác hẳn. Tất cả như gió mây vần vụ. Tất cả như sóng dâng bão cuốn. Chiều lòng mến mộ của chúng tôi, cụ Phan Thọ ra sân. Cụ đi hết bài “Trường đao hiệp nghĩa”. Tuổi đã vượt nấc “cổ lai hy” nên đường đao có chậm lại song đó là cảnh quay chậm của bão tố thời trai. Võ sư Đinh Văn Tuấn ghé vai tôi: “Hồi xưa, võ sư Phan Thọ đã đánh hạ một chú hổ trên rừng”.
Tôi nói với võ sư Đinh Văn Tuấn:
- So với những bài võ thi đấu của Thúy Hiền võ thuật mà tôi được xem ở An Thái, Thuận Truyền khác nhau chỗ nào?
- Khác là thứ của tàu, thứ của ta.
- Tôi thấy mình kém gì đâu.
- Kém chứ anh – Đinh Văn Tuấn cười. Nhìn thẳng vào tôi sau lời khẳng định - Người ta bỏ ra bảy mươi năm đầu tư công sức bạc tiền để nâng một môn phái võ cổ truyền dân gian thành môn võ thuật thi đấu quốc tế.
- Bây giờ ta mới bắt đầu. Tôi nói vậy vì võ thuật Bình Định được xếp vào một đề tài cấp quốc gia. Đó là chỗ tâm đắc của Ủy ban Thể thao ngoài Hà Nội và các cấp lãnh đạo Bình Định.
- Ta có phải ma-ra-tông đến 70 năm không? Tôi hỏi Đinh Văn Tuấn.
- Mục tiêu về thời gian của ta là đến năm 2003 sẽ có cuộc trình làng trong khuôn khổ một SEA Games.
Tôi thấy hé một tia hy vọng. Và nghĩ rằng cái phim “Đất võ” chúng tôi đang làm cũng sẽ là khúc dạo đầu cho đề tài này. Tôi hơi nghiêng sự chú ý về phần “Đường văn”. Đường văn trong tiêu chí của ông bà khá rõ. Đường văn của thời ta là gì. Không thể chỉ bó chặt trong kích thước gia truyền. Xã hội hóa, toàn quốc hóa, chuẩn mực hóa, khoa học hóa là đường văn. Bây giờ ít có không khí trận mạc binh đao mấp mé như xưa nay ở nước ta. Tạo cho được một phong trào thật rầm rộ để từ đó mà luyện tuyển các danh tài. Tiền đồ môn phái võ Bình Định chỉ gửi gắm một phần ở các cuộc thi đấu quốc tế trong tương lai. Lớn hơn là ở khát vọng “dân cường nước mạnh”. Thiên hạ đổ xô đến vì sức hấp dẫn của một môn phái võ. Các ngành kinh tế, du lịch, thể thao có thể tính toán ra đôi điều thu hoạch.
Tôi vẫn nghiêng về phái “Đường văn” trong những ngày đi làm phim “Đất võ”. Một buổi chiều ở chùa Long Phước ra, Võ sư Đinh Văn Tuấn mời đoàn làm phim dừng lại Tuy Phước. “Món chim sẻ nước ăn được lắm”. Chủ quán được mời ra cụng ly với chúng tôi.
- Dạ mấy ông từ Hà Nội vô.
- Vâng. Chúng tôi quay phim luyện võ ở chùa Long Phước về.
- Hay lắm. Cám ơn các ông nhiều. Chủ quán nắm chặt tay tôi. Lời cảm ơn giầu mầu sắc dáng vẻ quan chức chính quyền khiến tôi chú ý.
- Anh cũng là võ sư à?
- Dạ đâu có. Em chỉ là “chim sẻ sư”!
- Hay. Nhưng sao lại cám ơn?
- Thằng cháu lớn của vợ chồng em đang theo học võ.
- Ở đâu?
- Trong chùa Long Phước. Chưa biết cháu có thành tài không nhưng thay đổi hẳn tánh nết.
- Trước hư lắm sao? Tôi cầm tay chủ quán.
- Dạ cũng sắp thành giặc. Chủ quán cười. Phả vào tôi đầy hơi rượu. Nhưng đôi mắt trầm xuống như muốn lặp lại lời cám ơn. “Nó đòi đi học võ. Vợ chồng em đã thắt ruột mà lo. Chắc rồi phải bới cơm nuôi con trong tù. Vậy mà giờ nó hiền khô. Gân bắp nó chắc nịch, dẻo mềm song nó luôn nhu mì. Như ai cũng thương được”.
Tôi hướng sang võ sư Đinh Văn Tuấn để giới thiệu với chủ quán:
- Chú em chào võ sư Đinh Văn Tuấn đi. Ông là Phó chủ tịch Hội võ thuật cổ truyền nước ta đấy.
Chủ quán đứng dậy chắp tay:
- Đa tạ thầy.
Chúng tôi đang trong tửu quán mà ngỡ đang trong võ đường. Đinh Văn Tuấn đáp lễ người ngưỡng mộ mình và kể chuyện khá vui. “Làng An Vinh có sư huynh Trần Dần. Ngày sư đoàn Mãnh hổ của Hàn Quốc đóng đầy làng trên xóm dưới, Dần còn rất trẻ. Học võ rất sáng dạ nhưng bề ngoài nhỏ nhẹ như bao người khác. Lính của sư đoàn Mãnh hổ biết đất này là đất võ. Chúng cũng có những võ sinh đăng lính và sang đây. Thăm dò rồi thách gợi. Trần Dần nhận lời. Và sân trại lính là đấu trường. Lính chiếm đóng và dân làng đông chặt. Một bên muốn thắng để giương oai. Một bên không muốn thua vì quốc thể. Và Trần Dần thắng dễ dàng.
- Trông hiền lành vậy mà cứng rắn dữ. - Một tên lính nói vậy qua lời thông dịch.
- Trông hùng hổ vậy mà yếu mềm – Ai đó trong làng nói thay Trần Dần qua lời thông dịch.
Nghe Đinh Văn Tuấn kể như một cuộc ứng đối của đường văn.
Vẫn là những giai thoại, những di tích, chứng tích của kho lưu trữ dân gian suốt miền Tây Sơn, Tuy Phước len lỏi vào băng hình. Các thế võ, bài quyền, đường roi của các cụ già, các cô cậu trẻ trung, các em bé lên năm lên bảy thấm đẫm tình nhân ái cao cả. (Theo Phạm Ngọc Cảnh)
Võ sư Đinh Văn Tuấn dẫn chúng tôi lội ngược dòng lịch sử tìm về cội nguồn. Tôi tìm thấy một trong rất nhiều cách giải thích về sự hình thành môn phái võ Tây Sơn. Đất này xưa hiểm trở. Có một rẻo phì nhiêu ven sông ven biển thì chật hẹp. Lại ba bề núi chắn. Một phía biển ngăn. Văn minh Chăm cổ có đặt dấu oai hùng lên mặt đất nhưng thưa thớt. Còn lại là hoang vu. Ba anh em Nguyễn Huệ thời đó được gửi học tại võ đường của một bậc trượng phu. Võ sư này là người họ Trương, quê gốc ở Hà Tĩnh. Ý tưởng của ông là dắt trai tráng đến đất võ bằng đường văn.
Việc dạy võ và học võ ở Tuy Viên, Bình Khê này có trước. Trong từng gia tộc có sự truyền thụ rất công phu để cháu con lên rừng, ra rẫy không e ngại muông thú. Có việc đường xa không hãi hùng đạo tặc. Và bài vỡ lòng cho môn sinh ở Thuận Truyền, Ai Thái, Anh Vinh, Bình Nghi đều giống nhau. Giỏi võ để giữ mình. Để làm người trượng phu. Không để thành giặc bạo tàn. Chúng tôi đặt máy quay phim trước nhà lão sư Phan Thọ. Cụ nâng ly rượu ra trước mặt tôi: “Biết các ông ít thời gian nhưng xin thư thái đã”. Con cháu cắm hoa, đốt hương xong. Cụ bước tới trước bàn thờ. Sau màn khói tỏa nhẹ, nét mặt cụ hiền hòa, lời khấn vái vọng về cõi xa xăm nào đó. Con cháu ngoài sân tay roi, tay kiếm đứng lặng phắc hướng vào. Có lẽ đó phút linh nghiệm của đường văn. Và chỉ sau đó mười lăm phút, tất cả hóa thân thành người khác hẳn. Tất cả như gió mây vần vụ. Tất cả như sóng dâng bão cuốn. Chiều lòng mến mộ của chúng tôi, cụ Phan Thọ ra sân. Cụ đi hết bài “Trường đao hiệp nghĩa”. Tuổi đã vượt nấc “cổ lai hy” nên đường đao có chậm lại song đó là cảnh quay chậm của bão tố thời trai. Võ sư Đinh Văn Tuấn ghé vai tôi: “Hồi xưa, võ sư Phan Thọ đã đánh hạ một chú hổ trên rừng”.
Tôi nói với võ sư Đinh Văn Tuấn:
- So với những bài võ thi đấu của Thúy Hiền võ thuật mà tôi được xem ở An Thái, Thuận Truyền khác nhau chỗ nào?
- Khác là thứ của tàu, thứ của ta.
- Tôi thấy mình kém gì đâu.
- Kém chứ anh – Đinh Văn Tuấn cười. Nhìn thẳng vào tôi sau lời khẳng định - Người ta bỏ ra bảy mươi năm đầu tư công sức bạc tiền để nâng một môn phái võ cổ truyền dân gian thành môn võ thuật thi đấu quốc tế.
- Bây giờ ta mới bắt đầu. Tôi nói vậy vì võ thuật Bình Định được xếp vào một đề tài cấp quốc gia. Đó là chỗ tâm đắc của Ủy ban Thể thao ngoài Hà Nội và các cấp lãnh đạo Bình Định.
- Ta có phải ma-ra-tông đến 70 năm không? Tôi hỏi Đinh Văn Tuấn.
- Mục tiêu về thời gian của ta là đến năm 2003 sẽ có cuộc trình làng trong khuôn khổ một SEA Games.
Tôi thấy hé một tia hy vọng. Và nghĩ rằng cái phim “Đất võ” chúng tôi đang làm cũng sẽ là khúc dạo đầu cho đề tài này. Tôi hơi nghiêng sự chú ý về phần “Đường văn”. Đường văn trong tiêu chí của ông bà khá rõ. Đường văn của thời ta là gì. Không thể chỉ bó chặt trong kích thước gia truyền. Xã hội hóa, toàn quốc hóa, chuẩn mực hóa, khoa học hóa là đường văn. Bây giờ ít có không khí trận mạc binh đao mấp mé như xưa nay ở nước ta. Tạo cho được một phong trào thật rầm rộ để từ đó mà luyện tuyển các danh tài. Tiền đồ môn phái võ Bình Định chỉ gửi gắm một phần ở các cuộc thi đấu quốc tế trong tương lai. Lớn hơn là ở khát vọng “dân cường nước mạnh”. Thiên hạ đổ xô đến vì sức hấp dẫn của một môn phái võ. Các ngành kinh tế, du lịch, thể thao có thể tính toán ra đôi điều thu hoạch.
Tôi vẫn nghiêng về phái “Đường văn” trong những ngày đi làm phim “Đất võ”. Một buổi chiều ở chùa Long Phước ra, Võ sư Đinh Văn Tuấn mời đoàn làm phim dừng lại Tuy Phước. “Món chim sẻ nước ăn được lắm”. Chủ quán được mời ra cụng ly với chúng tôi.
- Dạ mấy ông từ Hà Nội vô.
- Vâng. Chúng tôi quay phim luyện võ ở chùa Long Phước về.
- Hay lắm. Cám ơn các ông nhiều. Chủ quán nắm chặt tay tôi. Lời cảm ơn giầu mầu sắc dáng vẻ quan chức chính quyền khiến tôi chú ý.
- Anh cũng là võ sư à?
- Dạ đâu có. Em chỉ là “chim sẻ sư”!
- Hay. Nhưng sao lại cám ơn?
- Thằng cháu lớn của vợ chồng em đang theo học võ.
- Ở đâu?
- Trong chùa Long Phước. Chưa biết cháu có thành tài không nhưng thay đổi hẳn tánh nết.
- Trước hư lắm sao? Tôi cầm tay chủ quán.
- Dạ cũng sắp thành giặc. Chủ quán cười. Phả vào tôi đầy hơi rượu. Nhưng đôi mắt trầm xuống như muốn lặp lại lời cám ơn. “Nó đòi đi học võ. Vợ chồng em đã thắt ruột mà lo. Chắc rồi phải bới cơm nuôi con trong tù. Vậy mà giờ nó hiền khô. Gân bắp nó chắc nịch, dẻo mềm song nó luôn nhu mì. Như ai cũng thương được”.
Tôi hướng sang võ sư Đinh Văn Tuấn để giới thiệu với chủ quán:
- Chú em chào võ sư Đinh Văn Tuấn đi. Ông là Phó chủ tịch Hội võ thuật cổ truyền nước ta đấy.
Chủ quán đứng dậy chắp tay:
- Đa tạ thầy.
Chúng tôi đang trong tửu quán mà ngỡ đang trong võ đường. Đinh Văn Tuấn đáp lễ người ngưỡng mộ mình và kể chuyện khá vui. “Làng An Vinh có sư huynh Trần Dần. Ngày sư đoàn Mãnh hổ của Hàn Quốc đóng đầy làng trên xóm dưới, Dần còn rất trẻ. Học võ rất sáng dạ nhưng bề ngoài nhỏ nhẹ như bao người khác. Lính của sư đoàn Mãnh hổ biết đất này là đất võ. Chúng cũng có những võ sinh đăng lính và sang đây. Thăm dò rồi thách gợi. Trần Dần nhận lời. Và sân trại lính là đấu trường. Lính chiếm đóng và dân làng đông chặt. Một bên muốn thắng để giương oai. Một bên không muốn thua vì quốc thể. Và Trần Dần thắng dễ dàng.
- Trông hiền lành vậy mà cứng rắn dữ. - Một tên lính nói vậy qua lời thông dịch.
- Trông hùng hổ vậy mà yếu mềm – Ai đó trong làng nói thay Trần Dần qua lời thông dịch.
Nghe Đinh Văn Tuấn kể như một cuộc ứng đối của đường văn.
Vẫn là những giai thoại, những di tích, chứng tích của kho lưu trữ dân gian suốt miền Tây Sơn, Tuy Phước len lỏi vào băng hình. Các thế võ, bài quyền, đường roi của các cụ già, các cô cậu trẻ trung, các em bé lên năm lên bảy thấm đẫm tình nhân ái cao cả. (Theo Phạm Ngọc Cảnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét