Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

AIR MEKONG - BAY VỀ BÌNH ĐỊNH

 AIR MEKONG - BAY VỚI SẾU ĐẦU ĐỎ

Air Mekong là tên mới của Hãng hàng không Phú Quốc Air đã được Chính phủ chọn làm hãng tư nhân thứ ba trong đề án quy hoạch phát triển ngành hàng không. Vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu của Luật Hàng không. Theo Nghị định 76/CP do Chính phủ ban hành ngày 9/5/2007, vốn tối thiểu để một hãng được phép bay quốc tế là 500 tỷ đồng, bay nội địa là 200 tỷ đồng. Ngoài yêu cầu về vốn, hãng còn phải đảm bảo hàng loạt điều kiện khác, đặc biệt là về an toàn, an ninh hàng không. 

Trong một thời gian ngắn tham gia phục vụ hành khách, hãng Hàng Không Air Mekong đã chinh phục khách hàng với dịch vụ tốt và bảo đảm đúng giờ của mình. 

MẠNG ĐƯỜNG BAY CỦA AIR MEKONG ĐẾN THỜI ĐIỂM THANG 07 NĂM 2011:
·        Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
·        Hà Nội – Phú Quốc
·        Hà Nội – Playku
·        Tp. Hồ Chí Minh – Quy Nhơn
·        Tp. Hồ Chí Minh – Côn Đảo
·        Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc
·        Tp. Hồ Chí Minh – Playku
·        Tp. Hố Chí Minh – Đà Lạt

ĐỘI BAY AIR MEKONG:
Đội bay của Air Mekong gồm 4 chiếc Bombardier CRJ-900, sản xuất tại Canada với 90 chỗ ngồi.

NGƯỜI CHỦ CỦA AIRMEKONG – ÔNG ĐOÀN QUÔC VIỆT


Trong quá khứ và hiện tại, làng DN VN có một người được dư luận biết đến từ lâu bởi những đóng góp của anh vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Người ta biết đến anh không chỉ qua những công trình do anh đầu tư xây dựng, mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội, mà là những công việc từ thiện trong chương trình xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ xây dựng nhiều trường học, xây dựng các nhà tình thương, nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ VN anh hùng, những người gặp hoàn cảnh cơ nhỡ khó khăn, những người khuyết tật, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó ở nhiều tình thành trong cả nước. Trong năm qua, anh đã cùng cán bộ CNV của Cty tình nguyện đóng góp hơn 5 tỷ đồng để xây dựng một trường học khang trang cùng với thiết bị hiện đại tại tỉnh Quảng Ninh, tham gia xây dựng nhà tình nghĩa, tặng gia đình chính sách, thương binh thuộc huyện Tiên Yên với giá trị 300 triệu đồng, ủng hộ lễ hội Hạ Long năm 2007 200 triệu đồng cùng nhiều hoạt động từ thiện xã hội khác. Anh là kỹ sư Đoàn Quốc Việt - Tổng Giám đốc Cty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long - Cty cổ phần thuỷ sản BIM.

Năm 2010, Đoàn Quốc Việt cùng các cổ đông đã sáng lập và đưa vào hoạt động Hãng hàng không tư nhân Air Mekong với biểu tượng Sếu đầu đỏ.

Đoàn Quốc Việt sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội. Năm 1976, tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa. Ra trường với tấm bằng giỏi, anh được nhận vào làm việc tại Viện nghiên cứu kỹ thuật điện. Năm 1986, anh được cử sang Ba Lan làm ở Viện nghiên cứu Sinh học. Tại đây, sau thời gian phấn đấu làm việc và đưa ra nhiều sáng kiến trong quá trình thực hiện đề tài khoa học về động thực vật, anh được các chuyên gia của Viện đánh giá rất cao về trình độ nghiên cứu cũng như năng lực phát huy công việc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Ba Lan, năm 1989 anh trở về nước. Cũng trong thời gian này, Chính phủ cho phép 5 thành phần kinh tế được kinh doanh sản xuất. Hưởng ứng tinh thần đó, anh vui mừng huy động hết vốn liếng của gia đình, vay mượn bạn bè, ngân hàng để lao vào hoạt động kinh doanh. Dựa vào những kiến thức được học và thực tế, anh đã lập được nhiều đề án xây dựng chiến lược kinh doanh. Một trong những đề án của anh được gia đình và bạn bè ủng hộ nhất đó là đề án về Đầu tư phát triển du lịch khách sạn. Để biến ước mơ thành hiện thực, anh lên đường tìm đến những nơi có tiềm năng phát triển du lịch tốt. Sau khi khảo sát tình hình thực tế tại các tỉnh thành phía Bắc, anh nhận thấy Quảng Ninh là mảnh đất có thể thỏa mãn khát vọng lớn của mình bởi cơ chế thu hút các nhà đầu tư. Hơn nữa, Quảng Ninh còn là một tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng về du lịch, dịch vụ, vận tải biển, có đường giáp biển thuận lợi cho việc xây dựng đô thị biển, nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ hải sản. Đầu năm 1994, anh Đoàn Quốc Việt quyết định thành lập Cty và một loạt dự án lớn được hình thành mà khởi đầu là dự án khách sạn Plaza, nằm ven bờ Vịnh Hạ Long, với tổng mức đầu tư vốn ban đầu là 11 triệu USD. Khách sạn được xây dựng với quy mô 200 phòng, cao 13 tầng, đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao. Tháng 5-1997, khách sạn Plaza được đưa vào hoạt động đúng như dự đoán của anh Việt: Nếu một khách sạn được đầu tư lớn về thiết bị, có địa điểm lý tưởng và tinh thần phục vụ chu đáo thì sẽ thu hút được khách quốc tế rất đông. Sau chưa đầy một năm, khách sạn đón hàng chục nghìn khách trong nước và quốc tế, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng và được bầu chọn là một trong những khách sạn cao cấp, phục vụ khách tốt nhất tại VN.Là người có tầm nhìn chiến lược, năm 1999 nhận thấy ở Quảng Ninh có đường biển biên giới giáp Trung Quốc, lượng khách buôn bán và du lịch từ Trung Quốc vào rất đông. Trước tình hình đó, anh Việt bàn với toàn thể CBCNV quyết định đầu tư vào vận tải biển. Chủ trương của anh đưa ra được toàn thể CBCNV nhiệt tình hưởng ứng và đội tàu cao tốc cánh ngầm Mũi Ngọc với năng lực vận chuyển hàng nghìn khách/ngày được ra đời phục vụ các tuyến Hạ Long - Móng Cái, Hạ Long - Hải Phòng. Sau chưa đầy một năm hoạt động dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đặc biệt đã mở ra con đường thuỷ thuận tiện cho khách buôn bán và khách du lịch quốc tế.

Thành công tiếp nối thành công. Khát vọng thắp lên khát vọng. Không bằng lòng với kết quả đạt được, năm 1999, thực hiện chương trình “đổi đất lấy hạ tầng” anh lại tiếp tục đầu tư tuyến đường bao biển Hùng Thắng với chiều dài 4,2 km, rộng 42 m, tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Tiếp đó là dự án khu đô thị mới Hùng Thắng được Cty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nhiều hạng mục như: Trung tâm du lịch thương mại, khu nghỉ dưỡng, biệt thự biển, khu vui chơi, khách sạn 5 sao…

GIÁ VÉ THAM KHẢO:
Air Mekong không phải là hàng không giá rẻ như Jetstar, nên giá vé không rẻ như Jetstar. Nhưng tùy chặn, Air Mekong có thể rẻ hơn Việt Nam Airlines. Vui lòng liên hệ sớm để có giá vé tốt nhất. Cty TNHH Lữ Hành Sống Động Việt Nam xin báo giá Air Mekong tại thời điểm cuối thang 07 năm 2011: 
 - Sài Gòn - Qui Nhơn: từ 800,000 đ/ chặn/ lượt


CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH SỐNG ĐỘNG VIỆT NAM
763 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 08. 377 17 919/ 08. 627 99 444/ 08. 62 62 39 62
Fax: 08. 377 13 917
ĐTDĐ: 093 3 909 705 - 090 3 909 755
Email: info@vietnamalive.com
YH: vietnamalive


 

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Túy quyền Việt Nam


Trên phim ảnh, thường thì những người thi triển tuý quyền đều ở trạng thái say bí tỉ, không phân biệt thế nào là thật giả, đúng sai. Mắt thì lờ đờ, điệu bộ thì liêu xiêu, ngật ngưỡng. Rượu càng nhiều thì võ càng thăng hoa, uy lực. Phải chăng, muốn sử dụng được Tuý quyền thì người luyện võ phải luyện thêm cho mình khả năng... uống rượu?

Tuyệt kỹ của đệ tử... Lưu Linh?

Trao đổi điều này với võ sư Băng Sơn, ông khẳng định: Không có chuyện rượu vào... võ ra như trên phim. Cốt lõi của tuý quyền là hình say chứ ý không say, bước say chứ tâm hoàn toàn tỉnh táo. Cụ thể hơn, Tuý quyền là bài võ có quyền pháp bắt chước hình ảnh của người say chứ không phải thực say. Hình ảnh người say trên phim ảnh đó chỉ có tính chất nghệ thuật, hư cấu, những nhà làm phim muốn khắc họa một cách ẩn ý triết lý cốt lõi của bài võ độc đáo này.

Triết lý đó là dù thân thể có say đến mấy thì tâm người luyện võ vẫn phải tỉnh táo. Còn thực tế, rượu đã say mèm, đứng còn không vững thì đừng nói chuyện... đánh đấm.

Tuý quyền tiềm ẩn sức mạnh trong các thế đứng và vồ. Khi chiến đấu, người võ sĩ phải vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn nhãn pháp (mắt), thủ pháp (đòn tay), cước pháp (đòn chân) và thân pháp (di chuyển, thân người võ sĩ luôn ở trạng thái khật khưỡng, hoặc uốn từ đông sang tây, vươn ngẩng về phía trước, hay ngửa gập ra phía sau).

Túy quyền kết hợp nhiều động tác tay nhưng ấn tượng và đặc trưng nhất vẫn là động tác nâng chén rượu mời. Còn thân pháp thì chú trọng đến thế ngã, lăn lộn, tung người. Trong tất các các thế này đều chứa đựng cả thế công và thủ. Cước pháp thì đặc trưng là những "cú đá người què" như đá móc, nằm đá...


Tuý quyền Việt Nam


Cũng nhờ sự giới thiệu của võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng Hoa quyền mà tôi đã được tận mắt chiêm ngưỡng nét hoa mĩ, hài hước ở những chiêu thức Túy quyền do chính tác giả của bài võ ấy, Lão Võ Sư Trần Hưng Quang, Chưởng môn phái Bình Định Gia, biểu diễn.



Lão võ sư Trần Hưng Quang thi triển Túy quyền

Lão võ sư Trần Hưng Quang (từng đóng vai Ốc trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) tuổi đã ngoại bát tuần nhưng còn minh mẫn lắm. Quê gốc ở đất võ Bình Định, sớm được các danh sư nổi tiếng truyền thụ võ công nên khi ra Hà Nội, ông đã làm rạng danh võ phái Bình Định Gia của mình.

Hoà cùng các bài võ đã đi vào truyền thống của Bình Định, mới đây, lão võ sư còn "trình làng" những chiêu thức võ công mới, do ông tự sáng tác có tên chung là Tuý quyền, được làng võ vô cùng hâm mộ.

Lão võ sư cho biết, các chiêu thức trong Tuý quyền của môn phái ông không phỏng theo bất cứ môn phái nào, đó là kết quả của cả đời lăn lộn, nghiên cứu, nghiền ngẫm, đúc kết của riêng cá nhân ông. Bởi tuổi đã cao, chân tay đã yếu nên các động tác quăng quật, tung người, lăn lộn của lão võ sư không còn lanh lẹ nữa, nhưng khuôn mặt, điệu bộ say thì lão võ sư "diễn" đạt vô cùng.

Lão võ sư cho biết, tập Tuý quyền đã vô cùng khó, đạt tới đỉnh giới cao nhất của Tuý quyền lại càng khó hơn. Dù Tuý quyền đã chính thức là "tài sản" của môn phái nhưng cho đến giờ chỉ có 2 môn đồ của võ sư có thể biểu diễn được ở trình độ cao.

Trong hai môn đệ ấy, người từng biểu diễn Tuý quyền và dành huy chương vàng ở Hội diễn võ thuật cổ truyền Hà Nội, do sức khoẻ yếu đã từ giã con đường võ thuật. Thế nên, theo lão võ sư, Tuý quyền của Bình Định Gia vẫn chưa tìm thấy một truyền nhân thực thụ.

Tuý quyền của Bình Định Gia có 50 thế đánh, nhưng để bắt đầu luyện tập thì người luyện võ phải có cơ bản là 3 năm tôi rèn võ thuật trước đó. Bài đầu tiên của Tuý quyền là tập mắt, bởi ánh mắt là "mồi nhử", khiến đối phương tưởng địch thủ của mình... say thật. Cứ đứng trước gương mà luyện, luyện đến khi nào ánh mắt lờ đờ, nhìn như không nhìn, liếc như không liếc, xéo như không xéo mới đạt.

Tiếp đến là tập nét mặt. Sắc mặt người say có nhiều điểm khác so với người tỉnh táo. Lão võ sư bảo, chỉ nhìn sắc mặt là có thể đoán ngay kẻ đối diện mình say hay tỉnh, quắc cần câu hay chỉ mới lây phây. Kế đến là... âm thanh. (Chi tiết này có lẽ chỉ có Tuý quyền của Bình Định Gia mới có). Đó là những tiếng ợ, nấc, thậm chí cả tiếng ói mửa.

Bởi là bài võ dựa vào địa hình, địa vật để chiến đấu nên sau những bài tập về thần thái là những bài tập nhào lộn, quăng quật. Để thuần thục bài tập này, người luyện võ phải chấp nhận những vết bầm dập bởi những cú va chạm do... ngã. Bài tập này chỉ hoàn thành khi người luyện ngã chơi mà như ngã thật, nhào lộn, bật, bốc thân nhẹ nhàng tựa lá vàng bay.

Sau những bài tập nền tảng trên thì chiêu thức Tuý quyền mới được lão võ sư truyền dạy. Lão võ sư bảo, nếu có cơ bản võ thuật, học Tuý quyền thì chỉ mất vài tháng, thế nhưng, để thành cao thủ có lẽ phải là người có cơ duyên. Bằng chứng là nhiều môn đệ của lão võ sư dù hấp thụ rất nhanh những bài võ khác nhưng Tuý quyền tập mãi và vẫn chẳng thành.

Phái Võ lâm Phật gia của võ sư Băng Sơn cũng chung "cảnh ngộ" như võ phái của lão võ sư Trần Hưng Quang. Dù võ say (Tuý quyền vân du) đã là bảo vật của môn phái, đã được nhiều người luyện võ ngưỡng mộ, nhưng đến giờ, những người học được tuý quyền vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuý quyền lợi hại như... phim?

Theo võ sư Băng Sơn, làng võ Việt Nam, ngoài môn phái của ông và Bình Định Gia thì võ say còn xuất hiện ở các môn phái như Thiếu lâm Châu gia ở TP.HCM với những bài như Tuý hầu quyền, Tuý hầu côn. Võ phái Hồng Gia quyền ở Đà Nẵng với bài Bát tiên tuý tửu và dòng Phan gia võ học ở Quảng Nam với bài Tuý quyền, Tuý nhân kiếm...

Tuy thế, theo võ sư Băng Sơn, từ khi xuất hiện, võ say chưa thực sự được "thử lửa" bởi làng võ chưa từng chứng kiến cuộc thư hùng nào của những cao thủ. Sở dĩ như vậy là bởi võ say chỉ được sử dụng khi những cao thủ uyên thông bài võ này gặp những đối thủ dưới tầm, vừa đánh vừa... trêu. Còn khi đối đầu với những đối phương ngang tầm chẳng ai sử dụng võ say cả, bởi có nhiều lối đánh khác giải quyết trận chiến nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Và, theo võ sư Băng Sơn, nếu có phải vận dụng đến bài võ ảo diệu này thì người ta cũng chỉ vận dụng chiêu thức, đòn thế để tấn công đối thủ trong chớp nhoáng. Các động tác dật dờ, liêu xiêu, bước thấp bước cao của người say cũng sẽ bị lược bỏ cho... đỡ mất thời giờ.

Tuy thế, đã vài lần thử dùng võ say trong các cuộc đánh giao lưu với đồng đạo võ lâm, võ sư Băng Sơn thấy uy lực của võ say là vô cùng lợi hại, rất phù hợp cho những trận đánh ở tư thế gần.




Lão võ sư Trần Hưng Quang (bên trái)
Vài nét về võ sư Trần Hưng Quang
Võ sư trưởng môn Bình Định Gia Trần Hưng Quang cũng chính là NSƯT môn hát tuồng Trần Hưng Quang.
Ông sinh năm 1927, quê ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát tỉnh Bình Định trong một gia đình có truyền thống võ và tuồng.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc học trường Công an nhân dân ở Hà Đông rồi làm Trưởng Công an thị xã Ninh Bình, sau về làm ở Ty Công an Hà Nội. Nhưng vì đam mê tuồng, ông đã chuyển hẳn sang làm nghệ thuật.
Năm 1969, với vai trò là Trưởng Đoàn Tuồng khu V ông trở về phục vụ ở chiến trường khu V.
Sau giải phóng ông công tác tại Nhà hát tuồng Đào Tấn (Quy Nhơn - Nghĩa Bình).
Năm 1982 nghỉ hưu, ông ra lại Hà Nội đoàn tụ cùng gia đình.
Năm 1985, với sự giúp đỡ của Sở Thể dục thể thao và Liên đoàn võ thuật Hà Nội ông quyết định đưa môn võ gia truyền phổ biến rộng rãi.
Ông là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay phổ biến võ Bình Định ra khắp các tỉnh miền Bắc.

Và nét về môn phái võ Bình Định Gia


Võ sư Trần Hưng Quang cùng các môn sinh vừa thi lên đai tại Võ đường Việt - An.
Theo lịch sử môn phái thì Bình Định Gia hình thành từ thời Tây Sơn tại vùng đất võ Bình Định.
Cụ tổ của môn phái này là Trần Đại Chí, một võ tướng dưới triều Thanh (Trung Quốc), do bất đồng chính kiến với triều đình nên cụ phiêu dạt sang Việt Nam, định cư ở Bình Định.
Tại đây, cụ đã nghiên cứu, học hỏi các môn võ Tây Sơn, phối hợp với sở học võ thuật Trung Hoa, tích hợp sở trường, sở đoản của hai dòng võ, sáng tạo và hoàn thiện các bí quyết luyện tập và chiến đấu, đúc kết tinh hoa thành tâm pháp võ công rồi truyền lại trong gia đình. Bình Định Gia trước kia chỉ truyền dạy cho con trai trong nhà, không thu nhận đệ tử. Võ sư Trần Hưng Quang là trưởng môn đời thứ tư của môn phái này.
Võ phục chính thức của Bình Định Gia là màu đen. Hệ thống các đai tiến dần theo trình độ từ dưới lên trên phân biết theo các màu: đen - trắng - xanh - vàng - đỏ.
Tôn chỉ của Bình Định Gia là Võ đạo vị nhân sinh- Võ công khai trí tuệ. (Rèn luyện võ công để nâng cao sức lực, khai tâm, mở trí, tự tin vào bản thân và tự tôn dân tộc). Bình Định Gia truyền dạy tư tưởng “Dụng thủ vi công, thương tâm giả ác”- lấy tự vệ làm đòn công, lấy thiện tâm giải ác.


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

DOANH NHÂN BÌNH ĐỊNH - HUỲNH UY DŨNG

Ông Huỳnh Uy Dũng
Vào những năm 90 của thế kỷ trước rất nhiều người dân Bình Định, nhất là người ở Tuy Phước đều nghe nói nếu ai là người Bình Định, vào thăm nhà ông ở Bình Dương ông đều tiếp đãi trọng hậu và còn cho tiền để về quê, không biết chuyện này có đúng hay không? Gần đây, Ông đã xây trường Lê Quí Đôn danh tiếng tại Qui Nhơn và tặng lại cho Sở Giáo Dục Bình Định. Và cũng ít ai biết ông chủ của khu vui chơi giải trí tâm linh "Đại Nam Văn Hiến" lớn nhất Việt Nam trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng lại đi lên từ việc kinh doanh... vôi nung.
Từng là một doanh nhân nổi tiếng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), một Đại biểu Quốc hội khoá 10 (1997-2002)... Giờ đây, con người ấy đang dành cả cuộc đời còn lại của mình cho một công trình tầm cỡ ở tỉnh Bình Dương - khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, rộng trên 450 ha...Nói như ông Dũng: “Đó là một công trình tâm huyết, máu thịt mà tôi mong muốn để lại cho đời”.

Chúng tôi gặp lại ông Dũng ở khu du lịch Đại Nam vào một buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Khác với doanh nhân Huỳnh Phi Dũng cách đây 10 năm, lúc nào cũng bận bịu, tất bật, ông Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) hiện nay như trẻ hơn chục tuổi.

Hơn 20 năm lăn lộn trên chốn thương trường để tạo dựng nên một gia sản vào hàng “khủng” nhất ở Việt Nam, ông Dũng cho biết đã tới lúc ông nghiệm ra một điều: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”…

- Cách đây hơn chục năm, nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến một trong những nhà doanh nghiệp giàu nhất nhì VN, gần như tiên phong trên rất nhiều lĩnh vực. Duyên cớ nào dẫn dắt ông đến chốn thương trường?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Định. Chưa học xong lớp 12, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi lên đường nhập ngũ. Về công tác hậu cần ở quân khu 5, rồi quân khu 7, tôi được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường. Khổ nỗi, sau hành trình dài hàng trăm cây số, heo chở được tới nơi, thì chết ráo trọi. Trong lúc đó, tôi thấy muối ở bên đó lại hiếm. Vậy tại sao không chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh được heo chết, thịt heo tươi ngon hơn? Những chuyến hàng sau, tôi chở muối lên bán mà không chở heo, bán muối xong, lấy tiền mua heo cho anh em. Ý tưởng, máu kinh doanh trong tôi manh nha từ những ngày tháng đó, lúc còn trong quân ngũ. Rồi sau đó, tôi chuyển về công tác ở Công an thị xã Thủ Dầu Một. Lãnh đạo tiếp tục giao cho tôi lo hậu cần. Thời điểm đó, thấy cuộc sống quá khổ, tôi bày ra trò làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp…

Cái tên Dũng “lò vôi” mà thiên hạ đặt cho tôi bắt đầu từ khi đó. Xí nghiệp “lò vôi” do tôi đầu têu làm ăn rất phát đạt. Tôi nhớ, lúc kết thúc, bán “lò vôi” để về nhận phụ trách Cty Thành Lễ, Xí nghiệp đã thu được số tiền kha khá, phân chia lại cho toàn thể anh em trong đơn vị, mỗi người nhận được mấy triệu đồng (vào lúc đó là lớn lắm, có thể mua nhà, đất ở).

- Nhưng từ khi thực sự ra làm doanh nghiệp, đối mặt với thương trường, có dưluận cho rằng ông thành công nhờ một phần vào sự ưu ái của lãnh đạo tỉnh?
Khi lãnh đạo tỉnh Sông Bé mời tôi về làm kinh tế cho tỉnh, tôi đã từng ra điều kiện: Hãy giao cho tôi một DN đang gặp khó khăn. Tôi sẽ vực dậy DN đó và không nhận một đồng vốn nào từ ngân sách nhà nước cấp. Bù lại, tỉnh phải chấp nhận: Nếu tôi làm cho DN đó có lời, phải thưởng cho tôi 10% trên tổng lợi nhuận; nhưng tiền thưởng đó phải lấy từ quỹ khen thưởng và phúc lợi. Còn nếu tôi làm cho DN đó bị thua lỗ, tôi sẽ phải móc tiền túi ra bồi thường; đồng thời, chịu trách nhiệm trước luật pháp.
Kèm theo đó, một điều kiện nữa: Tỉnh phải cho tôi toàn quyền chọn lựa nhân sự trong DN. Cuối cùng, lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó cũng chấp thuận các điều kiện trên và giao cho tôi làm GĐ Cty sơn mài Thành Lễ - vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng, nhưng đang trên đà phá sản. Đây cũng là quyết định táo bạo, vì lúc đó, chiếu theo các quy định của Nhà nước, với các điều kiện của tôi đặt ra là không thể áp dụng. Song, tỉnh vẫn giao cho tôi điều hành.

Việc đầu tiên, tôi đã chọn một nghệ nhân làm sơn mài lâu năm - về làm phó GĐ. Tiếp theo, tôi đã “lột xác” Cty Thành Lễ theo kiểu của tôi. Kết quả, ngay năm đầu tiên, Cty Thành Lễ đã lãi 28,8 tỉ đồng. Trong lúc thu ngân sách của Sông Bé vào những năm ấy, chỉ đạt 40 tỉ đồng, thì số lãi này của Cty là rất đáng kể. Nhưng lãi nhiều lại bắt đầu… sinh chuyện; thay vì phải thưởng cho cá nhân tôi 2,8 tỉ đồng như cam kết, nhưng lãnh đạo tỉnh… vì do quy định của Nhà nước lúc đó không cho phép.

- Trong làm ăn kinh tế, ông luôn là người đi tắt và đón đầu. Ngay cả khi Nhà nước chưa có ban hành quy chế, ông đã đề xướng xây dựng hạ tầng KCN đầu tiên trên cả nước. Vì sao ông “liều” đến thế?
Vào những năm 1990 - 1993, tôi thấy DN đầu tư vào tỉnh, xin giấy phép đầu tư căng quá; bởi phải có đất, có hạ tầng mới được cấp phép đầu tư. Nhưng khi đi xin đất xây nhà máy, chính quyền lại đòi phải có giấy phép đầu tư, mới chịu giao đất. Tại sao mình không xây dựng sẵn một khu nhà máy, xí nghiệp cho DN vào thuê đầu tư? Với ý tưởng đó, tôi đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm. Vậy là KCN Bình Đường ra đời. Khi đó, nhiều người nói tôi… hâm hâm đi làm KCN.

Tiếp theo là KCN Sóng Thần 1 hoàn toàn không cần vốn của Nhà nước. Ai ngờ, đó lại là hai KCN đầu tiên ở VN. TPHCM cũng lên tìm hiểu để về thành lập 12 KCN. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định về KCN, thì KCN Bình Đường và Sóng Thần 1 đã hình thành được mấy năm rồi. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lấp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước.Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kỳ án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụ án với các hình nhân như thật.

- Là giám đốc một DN nhà nước đang phát triển, ăn nên làm ra, có nhiều hoạt động kinh doanh như sơn mài, xăng dầu, chế biến hạt điều rồi quản lý KCN…, nhưng lý do nào khiến ông đã quyết từ bỏ để tự mình đầu tư xây dựng khu du lịch nổi tiếng này?
Từ lâu tôi đã có ước nguyện làm được một việc gì đó có giá trị để lại cho đời. Với ước nguyện đó, khi làm ăn có tiền, tôi đến đây mua đất. Khu đất rộng lớn này là tôi tích cóp mua dần trong nhiều năm, sau đó làm thủ tục thuê lại của Nhà nước. Sau khi nghỉ việc Nhà nước, tôi coi mình như đi nghĩa vụ quân sự, chia tay gia đình ở thị xã đông vui, lên đây dựng chòi cùng hai kỹ sư trẻ và một số người cộng sự thực hiện hoài bão. Tất cả những gì hiện hữu hôm nay đều là ý tưởng của tôi và được các cộng sự thực hiện.
Có người bảo tôi, với hơn 450ha đất dành xây khu đô thị bán, sẽ ra bao nhiêu tiền của, vậy mà mang đi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ… Họ cho tôi điên, chơi ngông… Quả thật như vậy, xây dựng khu du lịch Đại Nam, nếu tính toán kinh tế sẽ không ai đầu tư. Tôi xây dựng công trình này hoàn toàn không vì lợi nhuận mà mong muốn góp công sức để lại cho đời, cho mọi người.
Khu du lịch rộng lớn là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú, khu vui chơi giải trí v.v... được xây dựng trải dài gần 20km, trên một diện tích đất rộng hàng trăm hécta. Đặc biệt, với đền thờ Đại Nam - điểm nhấn của cả khu Đại Nam, cùng hệ thống tường thành dài 13km, được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước VN trải qua 4.000 năm. Hạng mục nào cũng hướng về cội nguồn, gợi nhớ công ơn tổ tiên...

Nói như một lãnh đạo tỉnh Bình Dương, “không dễ gì làm được một khu du lịch hướng về cội nguồn, có bản sắc dân tộc như thế, nếu như người đẻ ra nó không có một tấm lòng”. Trong khi đó, theo ông Dũng: “Tôi sẽ làm di chúc cho gia đình, con cháu của tôi: không được mang khu Đại Nam ra thế chấp ngân hàng, không được bán buôn khu Đại Nam như bất động sản... Con cháu chỉ được thừa kế tôn tạo, tu bổ, nâng cấp, mà không được thừa kế như tài sản để có quyền mang ra chia chác bán buôn... Vì vậy, hiện tôi không còn là một nhà doanh nhân như xưa”.

- Nghe nói khu du lịch Đại Nam Văn Hiến ông xây dựng không chỉ thu hút du khách mà ngay cả chim yến cũng kéo về làm tổ?
Lúc tôi xây 5 ngọn núi cao phía sau đền Đại Nam cốt tạ ơn, hiến dâng trời đất, tổ tiên. Cả đời tôi có biết con chim yến là gì, càng không biết nuôi nó ra sao. Thật kỳ lạ, núi xây xong, lập bàn thờ bách gia trăm họ, không biết chim yến từ đâu kéo về hàng đàn làm tổ. Hiện nay, ước có tới 6.000 con chim yến, mỗi tháng thu được 15kg yến sào; khả năng năm sau là 30 kg/tháng. Mỗi kilô yến sào khoảng 40 triệu đồng. Mỗi năm, thu hoạch yến sào cũng tròm trèm 6 tỉ đồng. Tôi có thêm nguồn kinh phí để đầu tư lại cho khu du lịch.

Gần đây, người ta thường thấy một người đàn ông cưỡi chiếc xe gắn máy Wave Alpha, chạy lòng vòng trong khu du lịch Đại Nam. Ít ai biết, đó chính là ông chủ của cả cơ ngơi khu du lịch có giá gần 3.000 tỉ đồng này. Bình thường, ông giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam.

Ông Dũng cho biết: “Mỗi ngày, tôi ăn chưa tới… 50.000 đồng. Một tháng, tôi ăn chay 4 ngày. Vậy mà hơn bao giờ hết, tôi thấy cuộc đời của mình hạnh phúc và thanh thản như bây giờ. Trước đây, lúc thăng trầm, cái tâm lúc nào cũng động, cũng dữ dội. Nhưng từ khi tôi ngộ ra một điều: con người ta gặt hái được thành quả, ắt phải “đụng” nhiều. Đụng càng nhiều, tuệ càng rộng mở, thì đó cũng là lẽ tự nhiên”.

- Bây giờ nhắc đến Huỳnh Uy Dũng người ta còn biết đến là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước. Điều gì thôi thúc ông sáng tác thơ?
Ban ngày tôi điều hành, quản lý hoạt động khu du lịch, ban đêm tôi thức viết thơ. Thật lạ, những dòng thơ tôi viết ra như có lập trình sẵn trong đầu, cứ ngồi viết là tuôn chảy. Thơ tôi chẳng qua lấy hàng vạn những giọt nước mắt trằn trọc năm canh, tự đánh mình những dấu hỏi lớn về huyền vi của vũ trụ, về sự đen bạc của tình đời; chẳng qua bằng trăm ngàn lần tao ngộ với nghịch cảnh thương đau mà thấu ra được chút “tuệ tu”, nên mạo muội viết đôi dòng…, gọi là đền ơn trời phật, đất nước, tổ tiên, cha mẹ.

Tôi xây dựng khu du lịch Đại Nam Văn Hiến và viết nên những dòng thơ của lòng mình cũng đều xuất phát từ cái tâm như vậy đó.

- Xin cảm ơn ông!

DOANH NHÂN BÌNH ĐỊNH - VÕ TRƯỜNG THÀNH
















Khi tôi lên thăm công ty Gỗ Trường Thành của Ông với các đối tác nước ngoài tôi rất ấn tượng về nhà máy sản xuất gỗ rộng lớn của Ông tại Bình Dương. Không ngờ, Ông cũng là một người con Bình Định - sinh ra và lớn lên ở miền đất võ Tây Sơn, từng là một anh giáo nghèo, đồng lương không đủ nuôi gia đình, bỏ nghề đi làm gỗ, khởi nghiệp từ số vốn 30 triệu đồng, sau 13 năm số vốn đã tăng lên 150 tỉ đồng và trở thành ông chủ của một tập đoàn gỗ nổi tiếng, đó là Ông Võ Trường Thành - Tổng giám đốc Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương).


Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về "ông chủ lớn Trường Thành" là giọng nói vẫn đặc sệt chất Bình Định. Sự nồng hậu của ông khiến tư thế chuẩn bị làm việc với một doanh nhân thành đạt của chúng tôi chuyển thành một cuộc trò chuyện thân tình như những người trong nhà từ lúc nào không hay...
Bỏ quê, về phố, lên rừng
Vợ chồng anh vốn là giáo viên, lập gia đình và có con khá sớm, nên không thoát khỏi cảnh "thiếu trước hụt sau". Giữa cái thời "nhà văn - nhà báo - nhà giáo = nhà nghèo" thế mà cả hai vợ chồng cùng theo nghề giáo nên gia cảnh đã khó lại càng thêm khó. Sau hai năm theo nghề anh quyết định rẽ ngang (1979) khi ấy anh mới chỉ 21 tuổi.
Khăn gói vào Sài Gòn, bạn bè khuyên anh gia nhập vào lực lượng Thanh niên xung phong của Tổng đội TNXP TPHCM. Sau khi gia nhập lực lượng TNXP, anh được đưa lên Tây Nguyên làm việc ở một công trường khai thác gỗ ở tỉnh Đắc Lắc. Gần 10 năm gắn bó với cao nguyên, sau bao trận mưa rừng, gió núi, xám mặt với những trận sốt rét rừng cay nghiệt, Thành trở thành một "chiến binh" thứ thiệt. Từ vị trí là một đội viên anh được đồng đội và lãnh đạo tín nhiệm, đề bạt làm Trưởng phòng rồi rồi Phó giám đốc công trường. Với nỗ lực phấn đấu không ngừng, đến năm 28 tuổi Võ Trường Thành được đề bạt vào vị trí giám đốc Xí nghiệp Khai thác và Chế biến lâm sản TNXP.
"Tôi có máu thích thay đổi, luôn luôn tìm cách làm sao để hiệu quả công việc đạt đến mức tối ưu, cả bản thân mình cũng thế mình cứ tự thử thách mình liên tục" - Ông Thành tâm sự. Có lẽ cũng vì bản tính ấy, năm 1991, anh xin nghỉ việc ở Xí nghiệp Khai thác và Chế biến lâm sản TNXP, trở về Quy Nhơn làm Trưởng chi nhánh xuất nhập khẩu gỗ Quy Nhơn (thuộc Liên hiệp xuất nhập khẩu Quận 1- TP Hồ Chí Minh). Cũng trong thời gian này anh đăng ký học đại học từ xa ngành Quản trị kinh doanh để chuẩn bị cho một hành trình mới. Chặng đường đầu tiên về phố - lên rừngvề quê của anh có một khúc lặng như thế.
Sang Mỹ đi học để làm ông chủ
Năm 1993 vì hoàn cảnh gia đình riêng và cũng vì muốn tự thể hiện những kinh nghiệm đã tích lũy, một lần nữa anh Thành lại thay đổi môi trường làm việc. Lần này là cho riêng mình.

Biết ở huyện Ea H’leo tỉnh Đắc Lắc có một đơn vị quân đội đang rao bán một xưởng sơ chế gỗ cỡ nhỏ, anh liền vay mượn nhiều người được 30 triệu đồng để mua xưởng gỗ này. Và chỉ một năm sau, xưởng gỗ nhỏ vốn chỉ có chừng 30 công nhân này đã được anh "thổi" thành Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Trường Thành với số lượng công nhân tăng lên tới 200 người. Cũng tại thời điểm này, sản phẩm của Trường Thành bắt đầu lên đường sang Đài Loan, Hàn Quốc. Năm 1995, đồ gỗ của Trường Thành xâm nhập thị trường châu Âu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Năm 1997 xuất sang thị trường Nhật. Biết doanh nghiệp của mình sẽ còn lớn mạnh hơn, biết rằng nhãn hiệu Trường Thành rồi sẽ là nhãn hiệu quốc tế năm 1999 anh lại khăn gói sang Mỹ học chương trình cao học về Quản trị kinh doanh.


Ngẫm ra lại thấy vui vui, anh Thành tâm sự - Mình vốn là thầy giáo, vì miếng cơm manh áo mà phải bỏ trường đi làm thuê, thế rồi vì muốn làm chủ lại phải cắp sách đi học trở lại.
Cùng với việc học tập, nghiên cứu để lấy tấm bằng thạc sĩ, anh còn hoạch định chiến lược nhằm xây dựng Trường Thành thành một tập đoàn hùng mạnh. Năm 2000 anh cho xây dựng nhà máy thứ 2 rộng 30.000 m2 tại Thuận An (Bình Dương) và mở văn phòng chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Từ nhà máy hình mẫu này, hàng loạt nhà máy khác theo đó mọc lên…
Đến nay, sau 13 năm gầy dựng, anh đã là Tổng giám đốc của một tập đoàn mang tên Trường Thành (vốn 100% trong nước) với "biên chế" 6 nhà máy tại các tỉnh Đắc Lắc, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và một dự án nhà máy chế biến hàng gỗ xuất khẩu thứ 7 đang triển khai tại tỉnh Sêkông (Lào), sẽ hoạt động vào cuối năm 2006.
Hiện nay, tập đoàn Trường Thành với hơn 4.500 công nhân trẻ giỏi tay nghề và hơn 500 cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, hầu hết trong tuổi thanh niên có trình độ từ đại học trở lên. Điều đặc biệt là cũng như nhiều doanh nhân Bình Định thành đạt khác, ông chủ Trường Thành cũng nặng lòng ưu tư về bản quán. Chính vì thế trong danh sách cán bộ, công nhân của ông có tới gần 2.000 người quê ở Bình Định. Đặc biệt chính ông với "đôi mắt xanh" của mình đã lọc ra được năm người mà những lúc nói vui, ông thường đùa đây là "những đại thần của Trường Thành". Hiện trong số này có một người là Phó tổng giám đốc và 4 giám đốc nhà máy.
Và cũng như nhiều doanh nhân Bình Định khác, ông khéo léo từ chối nói về điều này trừ các con số đơn giản vừa kể trên. Lại một quãng lặng nữa xuất hiện trong cuộc trò chuyện. Và tôi biết, quê hương nơi chôn nhau cắt rốn vẫn luôn là nỗi hoài nhớ trong ông.
Vững như Trường Thành
Năm 2005, với sản lượng xuất khẩu 2.000 container hàng gỗ tinh chế (bàn, ghế, tủ, kệ, giường, cửa...) Trường Thành đạt doanh thu 30 triệu USD, cao hơn năm trước 10 triệu USD. Có thế nói, năm 2005 là dấu mốc son chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của tập đoàn Trường Thành và cá nhân anh.
Với tiếng vang và uy tín đạt được, tháng 10-2005, tại Madrid (Tây Ban Nha), tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã vinh hạnh đoạt “Cúp vàng chất lượng quốc tế 2005”, riêng Tổng giám đốc Võ Trường Thành vinh dự nhận "Huy chương vàng quản lý chất lượng toàn cầu 2005" do Câu lạc bộ những doanh nhân hàng đầu thế giới (Trade Leaders' Club) trao tặng và được kết nạp là thành viên của câu lạc bộ này. Cũng trong tháng 10-2005, tại Hà Nội, Võ Trường Thành thay mặt tập đoàn vinh dự nhận Giải Vàng chất lượng Việt Nam 2005, giải thưởng trao tặng cho các doanh nghiệp xuất sắc nhất trong số những doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam hằng năm cũng như vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Đến tháng 11-2005, tại Roma (Ý), một lần nữa Trường Thành lại nhận “Cúp vàng chất lượng châu Âu 2005” do Câu lạc bộ những doanh nhân hàng đầu thế giới trao. Sự phát triển bền vững của tập đoàn đến nay đã vừa ứng với chính tên cúng cơm Trường Thành mà cha mẹ đã kỳ vọng nơi anh ngày nào.
Ra đi là để trở về
Tập đoàn Trường Thành hùng mạnh là thế nhưng tốc độ phát triển của nó dưới sự chủ đạo của Tổng giám đốc Võ Trường Thành vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Không chỉ đầu tư kinh doanh và dừng lại tại ngành gỗ, Tập đoàn Trường Thành còn là đối tác kinh doanh của VMS Mobi Fone, và là Tổng đại lý phân phối thẻ điện thoại trả trước Mobicard trên phạm vi toàn quốc với doanh số gần 500 tỉ đồng/năm. Công việc bận rộn là vậy, sự thành công và phát triển không ngừng của Tập đoàn là vậy nhưng với bản tính không tự hài lòng với những thành công đã gặt hái, anh vẫn tranh thủ thời gian nâng cao kiến thức, mở rộng phạm vi, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Hiện nay, tập đoàn của anh đang liên kết với 9 doanh nghiệp gỗ ở Bình Định để cùng đặt hàng và nhập nguyên liệu để ổn định sản xuất. Ngòai ra, chính anh cũng thường giới thiệu nhiều bạn hàng cho các doanh nghiệp gỗ ở quê hương Bình Định. Sự giới thiệu của Võ Trường Thành gần như là một sự bảo chứng có giá trị cao.
Trước khi chia tay, ông thổ lộ: “Mình đã tính rồi, khi KKT Nhơn Hội hoàn thành, Tập đoàn Trường Thành sẽ đăng ký xây dựng một nhà máy sản xuất các linh kiện phục vụ công nghiệp sản phẩm gỗ tinh chế tại đây”.
Quê hương đang trỗi dậy trong ông và những dự án quy mô đã nảy mầm từ nỗi hoài nhớ ấy. (ST)

DOANH NHÂN BÌNH ĐỊNH - NGUYỄN ĐÌNH TRUNG

Ông Nguyễn Đình Trung - Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu Tư Kinh Doanh Địa Ốc Hưng Thịnh


Là một người con sinh ra và lớn lên ở Bình Định - học trung học tại Trường Hoài Nhơn 2, Nguyễn Đình Trung thành công trong nghàng địa ốc tại Tp. Hồ Chí Minh. Dưới đây là bài phỏng vấn trích từ website công ty Hưng Thịnh.
Với sự bùng nổ của hàng loạt các dự án được triển khai, những biệt thự cao cấp và sang trọng…đã tạo nên một “làn sóng” mạnh mẽ làm nóng hơn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu mới nhất của CBRE đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 55 dự án bất động sản nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 5.318 căn biệt thự và 6.601 căn hộ nghỉ dưỡng, có thể nói bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những phân khúc đang được các nhà đầu tư quan tâm và hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Người đô thị đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Đình Trung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh, chủ đầu tư dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Sentosa Villa tại Mũi Né – Phan Thiết về triển vọng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và triết lý hoạt động của công ty.
PV : Nhiều chuyên gia cùng giới đầu tư trong và ngoài nước đánh giá bất động sản nghỉ dưỡng sẽ thực sự bùng nổ trong tương lai. Là một trong những chủ đầu tư đang triển khai các dự án biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, ông nhận định thế nào về thị trường này trong những năm vừa qua ?
Ông Nguyễn Đình Trung: Việt Nam chúng ta với lợi thế hơn 3000 km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp, thiên nhiên ưu đãi…cùng với nét văn hoá đặc sắc của con người Việt Nam đã tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Nếu biết phát huy và khai thác đúng tầm các lợi thế này, thì trong tương lai du lịch sẽ là một ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Ngoài ra, nhu cầu nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống của những cá nhân thành đạt trong xã hội ngày càng gia tăng đã trở thành một nhân tố thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản du lịch trong những năm vừa qua, đặc biệt ở những địa điểm mà khách du lịch trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận. Phan Thiết là một ví dụ điển hình, một “thủ đô resort” của Việt Nam - nơi mà có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
PV : Nổi bật và làm thị trường nóng hơn bằng dự án Sentosa Villa, định vị Sentosa Villa là dự án cao cấp trong khi tại giai đoạn này có khá nhiều dự án tương tự ra đời, vậy đâu là điểm khác biệt trọng tâm tạo nên vị thế riêng của Sentosa Villa thưa ông ?
Ông Nguyễn Đình Trung : Xu hướng chọn mua bất động sản hiện nay đang dần trở về với điểm dung hòa giữa nhu cầu thực sự của khách hàng và giá trị của bất động sản. Mà như bạn biết đấy, một sản phẩm đạt hiệu quả kinh doanh, được thị trường chấp nhận phải hội tụ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chất lượng là tiên quyết nhất. Trước khi đi đến quyết định đầu tư, chúng tôi đã tập trung cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm những khu vực có vị trí tuyệt đẹp và quan trọng là tiềm năng phát triển trong tương lai.
Chúng tôi luôn suy nghĩ khách hàng của chúng tôi sẽ sống, sẽ tận hưởng, và đặc biệt là sẽ gia tăng giá trị như thế nào khi cùng chúng tôi đầu tư vào một dự án…vì suy cho cùng thì thành công của khách hàng là thước đo thành công của doanh nghiệp, trước khi nghĩ đến lợi ích của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên nghĩ đến lợi ích của khách hàng. Nếu ai đó nói đầu tư BĐS là siêu lợi nhuận thì chúng tôi chấp nhận mức lợi nhuận ít hơn để chia sẻ những giá trị thiết thực hơn cho những khách hàng của chúng tôi, với chúng tôi, Khách Hàng mãi mãi là thượng đế (cười).
Ngoài ra, Sentosa Villa được đầu tư theo mô hình Condo Hotel. Theo đó, khách hàng vừa có thể sở hữu một ngôi nhà thứ hai, vừa có thể cho công ty quản lý của chúng tôi thuê lại để khai thác theo mô hình resort nghỉ dưỡng. Chúng tôi sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng sở hữu Sentosa Villa từ việc cho thuê này. Không ngừng gia tăng giá trị đầu tư cho khách hàng – tức là giá trị gia tăng theo thời gian của bất động sản cùng với giá trị gia tăng thông qua việc cho thuê BĐS theo mô hình Condo Hotel đã trở thành điểm khác biệt của Sentosa Villa đối với các dự án tương tự hiện nay.
PV : Ông đánh giá thế nào về thị trường nghỉ dưỡng trong thời gian tới ?
Ông Nguyễn Đình Trung : Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng do phân khúc thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở nước ta vẫn còn là một lĩnh vực khá non trẻ và chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Do đó, để tránh rủi ro, nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ các yếu tố như: năng lực của chủ đầu tư, quy mô dự án ở mức độ nào, có đảm bảo được sự phát triển bền vững, giá trị gia tăng của dự án trong tương lai… Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải nhìn vào bối cảnh chung, như điều kiện phát triển của khu du lịch qua từng năm và so sánh với các địa danh khác; tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng có thuận lợi hay không? ….nhằm đưa ra những hoạch định và những bước đi phù hợp, thích ứng với nhu cầu chung của thị trường. Tóm lại, sức hấp dẫn của bất động sản du lịch chính là dành cho các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược.
Và theo tôi, trong thời gian tới thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ vì Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia thịnh vượng trong khối ASEAN và các nước phát triển trên thế giới bởi vẻ đẹp thiên nhiên hấp dẫn, tiềm năng phát triển kinh tế và tình hình xã hội ổn định vững chắc.

PV : Triết lý quản trị của Hưng Thịnh Corp là hành động “Vì một cộng đồng hưng thịnh”, vậy công ty đã thực hiện được những gì giúp cộng đồng trở nên hưng thịnh hơn ?
Ông Nguyễn Đình Trung : Bản thân tôi và rất nhiều thành viên trong Ban Lãnh Đạo Hưng Thịnh đều đi lên từ gian khó. Nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội…đã trở thành khát khao cháy bỏng trong tôi. Với tôi thì hạnh phúc không phải những gì lớn lao, hạnh phúc không phải những gì phức tạp, hạnh phúc rất giản đơn và bình dị…và sự sẻ chia chính là hạnh phúc lớn nhất của đời người. Tôi luôn cố gắng chuyển tải tư tưởng này trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của Hưng Thịnh, biến nó thành nét văn hóa đậm chất nhân văn. Đó chính là động lực để mỗi thành viên của Hưng Thịnh phấn đấu để có thể mang đến cho khách hàng, cho đối tác những lợi ích thật sự thiết thực, tối đa hóa giá trị trên từng đồng vốn mà khách hàng, đối tác đã tin tưởng gửi gắm cho chúng tôi. Và chúng tôi luôn trích một phần lợi nhuận vào chương trình “Hành trình vì cộng đồng” đã được triển khai hơn 1 năm nay. Theo đó, chúng tôi sẽ lần lượt thực hiện những chương trình từ thiện tại các tỉnh thành khắp 3 miền bắc, trung, nam của cả nước; chung tay góp sức giúp đồng bào vượt qua những thiên tai, mất mát; tài trợ học bổng cho các trường đại học…
PV : Sau Sentosa Villa kế hoạch của Hưng Thịnh những năm tiếp theo là gì?
Ông Nguyễn Đình Trung : Chúng tôi vẫn tiếp tục tập trung vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tư và triển khai các dự án biệt thự nghỉ dưỡng theo mô hình Condo Hotel. Hiện Hưng Thịnh đang có một số dự án biệt thự du lịch, nghỉ dưỡng tại các tỉnh thành có ngành du lịch phát triển như Tp.Đà Lạt, Tp.Nha Trang, Tp.Phan Thiết, Tp.Vũng Tàu,… sẽ được triển khai thực hiện và sớm ra mắt với các nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.
Bên cạnh thị trường chiến lược là tại Tp.HCM, chúng tôi đã không ngừng mở rộng thị phần với hệ thống sàn GD BĐS Hưng Thịnh ở các tỉnh thành, đặc biệt là tại thị trường Tp.Hà Nội. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận dễ dàng với sản phẩm của Hưng Thịnh.
Xin trân trọng cảm ơn Ông ! (Theo www.hungthinhcorp.com.vn)

DOANH NHÂN BÌNH ĐỊNH - DƯƠNG THỊ BẠCH DIỆP

Bà nói, để có được cuộc sống như hôm nay, đã nhiều lúc bà phải “ăn chay, niệm Phật”… phải “nhịn đói nhịn khát” và, đã có thời gian phải đương đầu với cả chốn lao tù, rồi “mũi tên, hòn đạn” nữa. Biết bao sóng gió cuộc đời truân chuyên với người phụ nữ này… Bà đã phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Song tất cả gian nan khổ ải ấy, người con gái đất võ Bình Định cứ lừng lững đứng lên, bà như cây bạch dương xanh thắm giữa gió ngàn. Trước thương trường của tháng ngày đổi mới, bà càng khẳng định được vị thế của mình, từ hai bàn tay trắng trở thành người phụ nữ thành danh, nổi tiếng, làm chủ nhiều bất động sản có giá trị lớn tại TP Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ và những kỷ niệm khó quên ở miền Bắc
Câu chuyện đầu tiên bà Bạch Diệp kể cho tôi nghe là những năm tháng tuổi thơ trên quê hương miền Bắc. Bà Diệp sinh năm 1948 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1954 – khi ấy ông Dương Thâu (SN 1926, ba sinh ra bà Diệp) là Thị đội trưởng TP Quy Nhơn. Bà Diệp là một trong số con em cán bộ miền Nam được chọn cho ra miền Bắc học tập. Vào những năm 1964 – 1965, giặc Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc, năm 1964 Trường học sinh miền Nam số 13 tạm thời giải tán, bà chuyển về ở nơi gia đình, học cấp 3 ở Trường Thái Phiên, Hải Phòng.
Cũng như bao học sinh khác, bà thấu hiểu cuộc chiến tàn khốc do đế quốc Mỹ gây ra ở cả hai miền Nam – Bắc. Những tiếng kẻng báo động, tiếng bom đạn và máy bay Mỹ gầm rú… và cảnh sơ tán, trú hầm… đến bây giờ nhắc lại, bà Diệp vẫn như còn cảm thấy rất gần. Sơ tán về Trường cấp 3 Kim Thành, Hải Dương (lúc ấy bà Diệp đang học lớp 10 hệ 10/10) dù còn nhỏ tuổi, là học sinh ở miền Nam ra, song cô gái Bạch Diệp đã nếm đủ vị đắng, ngọt của cuộc đời.
Bà Bạch Diệp nhớ lại: “Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc là hậu phương cho tiền tuyến và khó khăn thiếu thốn đủ bề nhưng Đảng và Bác Hồ cũng như đồng bào miền Bắc luôn dành cho học sinh miền Nam những điều kiện tốt nhất cả trong cuộc sống cũng như trong học tập… Nhiều câu chuyện “nhường cơm sẻ áo đến bây giờ mỗi khi nhớ lại không sao cầm nổi nước mắt”… Trong rất nhiều câu chuyện bà Bạch Diệp kể về tháng ngày sống ở miền Bắc, bà còn nhớ như in chuyện khi đã có chồng, sinh con, có lúc phải đi mót khoai về ăn.
Bà Bạch Diệp xúc động nói: “Vào năm 1972, khi ấy đói khủng khiếp. Tôi sinh cháu Nguyễn Thị Châu Hà, nhiều khi nhà nghèo quá, không có gạo, phải ăn củ sắn, khoai lang thay cơm. Nhiều bà mẹ miền Bắc thấy tôi là con gái miền Nam, ai cũng thương. Các bà, các mẹ thường đến an ủi, cảm thông, song tất cả ai cũng nghèo nên về vật chất chẳng giúp đỡ nhau được gì. Nhưng chính cái tình, cái nghĩa cao cả ấy, đã giúp mẹ con tôi vượt qua nhiều thử thách, khó khăn…”.
Chuyến đi B và những ngày đầu vượt lên số phận
Đến bây giờ, có rất nhiều thông tin đồn thổi về người phụ nữ nổi danh này với những thật hư khác nhau, nhưng tất cả đều không đúng sự thật. Điều đầu tiên phải khẳng định ngay là bà Bạch Diệp được học hành tử tế. Thời bao cấp bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán kinh doanh, mà kinh doanh trong nhà nước hẳn hoi chứ không phải mua gian, bán lậu.
Năm 1971, khi đã tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, vừa ra trường bà Bạch Diệp được điều về nhận công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng. Qua thời gian thử việc, trải nghiệm thực tế, lãnh đạo chi nhánh thấy tính bà kiên định và trung thực nên phân công cho bà làm cán bộ lao động tiền lương. Bà Bạch Diệp tâm sự, những năm chiến tranh là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương, bà chưa dám nghĩ nhiều đến chuyện bán buôn sau này.
Nhưng khi về làm việc ở Chi nhánh Thủ công mỹ nghệ, làm cán bộ lao động tiền lương nhưng bà rất mê hàng hoá trang trí nội thất, nhất là vôi ve ngành xây dựng. Đã nhiều lần bà theo ba đi ra cảng giao hàng (ba bà Diệp là cán bộ mậu dịch đối ngoại Hải Phòng, thuộc Bộ Ngoại thương), gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều khách hàng bà biết chữ tín trong thương trường là vô cùng quan trọng.
Trong khi đã có chồng, hai con và đã yên bề gia thất nơi đất Cảng, đùng một cái cuối tháng 1 năm 1975 bà Bạch Diệp hay tin chuẩn bị lo sắp xếp gia đình để đi B (vào Nam). Bà vừa nói đến đây, tôi thắc mắc ngay: Vì sao bà đang làm trong ngành Ngoại thương, đã có chồng con, hơn nữa là phụ nữ, biết đánh đấm gì mà lại đi B?
Hiểu ý tôi, bà Diệp cười vui: “Nói là đi B cho oai vậy thôi chứ thực ra là đi theo tàu biển chở vũ khí, súng đạn và một số nhu yếu phẩm chuẩn bị cho chiến trường miền Nam… Đoàn của chúng tôi đi chủ yếu là bộ khung để vô tiếp quản vùng giải phóng B2…”. Qua câu chuyện tôi biết, dù tuổi thơ của bà phần lớn là sống ở nhiều nơi trên miền Bắc, song trong sâu thẳm từ đáy lòng bà vẫn ngày đêm đau đáu nhớ về khúc ruột miền Trung. Chính vì thế mà sau khi được tổ chức thông báo, bà sẵn sàng xuống tàu vào Nam. C
huyến tàu TV1 của Công ty Vận tải biển Việt Nam xuất phát từ Cảng Hải Phòng vào tối ngày 27/3/1975. Buổi chia tay với thành phố Cảng không chỉ có chồng, con và người thân. Trước lúc xuống tàu, bà đã không cầm nổi nước mắt khi những kỷ niệm vùng đất Cảng thân yêu đã bao năm gắn bó, chở che bom đạn cho gia đình bà. Bà thú thực rằng phải can đảm lắm mới dứt ra mà đi được bởi cái tình nghĩa bao dung, rộng lớn ấy.
Sau ba ngày đêm lênh đênh trên sông, biển, khi tàu đã vào đến hải phận miền Trung bà mới biết được chiến trường miền Nam đang thắng lớn. Miền Nam sắp giải phóng. Mỗi lần nghe bản tin của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, anh chị em trên tàu ai nấy đều cảm kích, phấn chấn, mong từng phút, từng giờ được đặt chân lên đất Mẹ.
Tối 29/3/1975, khi tàu vào đến địa phận Đà Nẵng cũng là lúc tất cả mọi người trên tàu hay tin Đà Nẵng đã giải phóng. Mọi người hò reo chờ đợi từng phút khi tàu cặp Cảng Sơn Trà (Đà Nẵng). Sau hơn 20 năm xa cách, đặt chân đến mảnh đất miền Trung… bà thầm cảm ơn biết bao người đã anh dũng hy sinh, hoặc phải bỏ lại một phần xương máu ở chiến trường để có được giờ phút nghẹn ngào vì vui sướng khi quê hương đã độc lập, tự do. Nhưng cũng chính những năm tháng sau chiến tranh ấy, không biết bao đắng cay và có cả tai ương đã giáng xuống đầu bà.
Những tai họa khủng khiếp đến không ngờ…
Càng đi sâu tìm hiểu về cuộc đời nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp, tôi càng thêm những bất ngờ về cuộc đời truân chuyên của bà. Cho dù bây giờ bà đã thành danh trở thành “triệu phú đô la” nhưng cái quá khứ ngập tràn chông gai ấy có mấy ai biết được tại An Giang bà đã từng bị bọn tham nhũng, trộm cắp thuê tên sát nhân nã cả băng đạn AK vào mình. Câu chuyện có thật “một trăm phần trăm này” thoạt nghe ai cũng phải ớn lạnh, nổi da gà.

Sau khi từ Tổng kho Trung Trung Bộ (có trụ sở tại Bình Định) bà Bạch Diệp về quê chồng, công tác tại Công ty Vận tải thủy An Giang. Khi ấy đất nước mới giải phóng, kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Công ty Vận tải thủy An Giang có mấy cặp xà lan chở xăng dầu.
Cũng vì hám lợi mà không ít kẻ đã bán rẻ danh dự, câu kết với số cán bộ, công nhân viên biến chất bòn rút của công, trộm cắp xăng dầu của Nhà nước. Là một cán bộ có uy tín của Công ty, bà Bạch Diệp đã được rất nhiều quần chúng tốt phản ánh nạn ăn cắp xăng dầu trên xà lan.
Đầu tháng 6/1978 bà hay tin 2 chiếc xà lan chở xăng, dầu của Công ty bị chìm. Lúc đầu mọi người ai cũng nghĩ là do sự cố kỹ thuật nên xà lan bị thủng vỡ, đây là sự cố ngoài ý muốn.
Bà Bạch Diệp nhớ lại: “Lúc đầu tôi cũng tin đây là sự cố. Nhưng xâu chuỗi lại những sai phạm trước đó, tôi thấy có điều gì không ổn. Chính vì vậy nên tôi đã cất công đi xác minh, gặp một số quần chúng cùng đi trên xà lan, tìm rõ nguyên nhân sự việc. Cuối cùng kết quả đúng như tôi dự đoán, đây không phải là sự cố kỹ thuật, hay tai nạn bất ngờ mà chính một số thủy thủ trên tàu câu kết với bộ phận giám sát hàng hóa đã hút hết xăng đem bán, sau đó chúng đục xà lan cho dầu nhớt dơ chảy ra… hòng hủy tang chứng…”.
Khi sự việc bị bại lộ, một số đối tượng sợ bà Bạch Diệp tố cáo nên đã thuê người giết hại bà. Vào 2 giờ chiều ngày 9/6/1978, bà Bạch Diệp vừa bước vào phòng làm việc thì gặp Tô Văn Hùng là nhân viên bảo vệ Công ty xách khẩu súng AK chạy vào, như một tên cướp táo tợn, không nói không rằng hắn lạnh lùng giương súng siết cò… hàng loạt tiếng nổ chát chúa vang lên khiến bà Diệp choáng váng đổ vật ra nền nhà.
Sau giây phút hoàn hồn, bà Diệp nhổm dậy. Phát hiện thấy bà Diệp còn sống, tên Hùng lại lao tới siết cò. May mắn làm sao viên đạn cuối cùng (sau này khám nghiệm được biết đó là viên đạn AK thứ 20) bị hóc ngay ổ khóa nòng nên bà Diệp thoát chết. Những kẻ đứng sau vụ án này thuê tên Tô Văn Hùng là nhân viên bảo vệ nã súng giết bà Diệp, song kẻ sát nhân đã run sợ trước việc làm phi nghĩa nên hắn đã không “hạ” được mục tiêu như dự định đê hèn. Những viên đạn quái ác ấy đều sượt tóc bà Diệp, bắn trúng 4 công nhân đang ngồi chờ lãnh lương, cách chỗ bà Diệp ngồi chừng 40 m, tất cả đều bị gãy xương đùi.
Sau lần hoảng sợ và thoát chết ấy, bà Diệp và gia đình phải đến xin lánh nạn tại Ủy ban Kiểm tra tỉnh An Giang. Câu chuyện động trời này đã gây xôn xao tỉnh An Giang và các vùng lân cận. Trong dịp về kiểm tra công tác tại An Giang, hay tin đích thân đồng chí Đỗ Mười (khi ấy đồng chí Đỗ Mười là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã đến thăm gia đình bà Bạch Diệp, bà Bạch Diệp khẳng định: “Tôi còn nhớ như in lời đồng chí Đỗ Mười nói với ông Tư Việt Thắng (Bí thư Tỉnh ủy An Giang): “Các anh phải giải quyết ngay việc này, chứ không thể để cộng sản tị nạn cộng sản như thế này được…’’.
Để giải quyết khó khăn cho gia đình bà Diệp, Ủy ban Kiểm tra Đảng cũng như một số ban ngành của An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ gia đình bà Bạch Diệp, ba tháng sau khi gặp nạn, vợ chồng bà Bạch Diệp chuyển công tác tại Công ty Bao bì xuất khẩu của Bộ Ngoại thương, đóng tại TP Hồ Chí Minh.
Hai lần bị bắt giam oan…
Đầu tháng 12/1982, đang lúc bà Bạch Diệp và bạn bè đồng nghiệp vui mừng hay tin bà đã có quyết định bổ nhiệm… thì một lần nữa, tai họa lại ập đến với bà. Hôm đó là ngày 9/12/1982, khi bà đang có mặt ở cơ quan thì Công an quận Tân Bình đến đọc lệnh bắt giam bà với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân…”.
Bà Diệp choáng váng. Đến khi gặp cán bộ xét hỏi, bà Diệp mới vỡ lẽ rằng, bà làm ơn đã mắc oán. Nội dung chỉ đơn giản là sự quen biết với một người bạn thân của ba bà Diệp. Ông ấy có người cháu biết mối quan hệ của bà Diệp ở Sài Gòn nên đã thông qua bà Diệp nhờ nhập hộ khẩu cho mình vào TP Hồ Chí Minh. Nghe lời anh này, bà Diệp đã viết giấy có nhận của anh ta 13.000đ (trị giá gần 1 chỉ vàng) để bà Diệp đưa cho người giúp đỡ, gọi là chi phí tiền, trà nước…
Khi những người quen cho biết không thể lo được cho người cháu kia, bà Diệp đã nhiều lần gặp anh ta xin trả lại số tiền trên, song anh ta nhất định không nhận. Một lần nữa bà Diệp lại đến năn nỉ những người quen cố gắng giúp và toàn bộ số tiền 13.000đ ấy, bà Diệp đưa hết cho họ. Khi đã được nhận vào làm việc ở Công ty Xây lắp ngoại thương và sắp có hộ khẩu, người cháu của ông bạn ba bà Diệp vội đến gặp bà. Vì anh ta sợ khi xong việc sẽ phải đưa giấy nhận giữ 13.000 trả lại cho bà Diệp nên anh ta nại ra việc mất giấy, yêu cầu bà Diệp viết lại giấy lần 2 (vẫn nội dung như trước).
Vì tin người và nghĩ rằng mình không vụ lợi nên bà Diệp đã viết giấy. Song sau đó anh ta cầm tờ giấy này làm bằng chứng tố cáo bà Diệp với Công an Tân Bình.
Quá trình điều tra, khi xác minh, biết rõ bản chất sự việc, bà Diệp vì tin người, nể nang bạn bè mà ra tay lo giúp chứ mảy may không hề có vụ lợi, hay chiếm đoạt tiền bạc của người khác, chiều 3/2/1983 (tức chiều 30 Tết) bà Diệp được tạm tha và sau đó là quyết định miễn tố, trả tự do cho bà Diệp.
Bị tạm giam 2 tháng 15 ngày về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” rồi được minh oan nhưng nào có mấy ai hiểu được. Bà Diệp thở dài. Thấy bà vẫn còn mặc cảm về cảnh tù tội, tôi mang chuyện làm ăn, kinh doanh ra đàm đạo với bà. Như lại gặp phải mồi lửa, bà đứng phắt dậy: “Chuyện kinh doanh, chuyện của doanh nhân ư? Khoan hãy nói đến. Anh là nhà báo Công an hỏi kinh doanh tôi kể cho anh nghe câu chuyện này cũng liên quan đến kinh doanh, nhưng nó lại là chuyện tôi bị… tù oan lần nữa đấy. Tôi sém bị mù vì hơn 6 tháng nằm tại trại tạm giam…”. Bà Bạch Diệp thuật lại câu chuyện này như đã thuộc lòng.
Vụ việc liên quan đến hợp đồng mua bán nhà 37 Nguyễn Thị Diệu (NTD). Hợp đồng được lập vào ngày 30/7/1993. Trong rất nhiều đơn thư kêu cứu lúc bấy giờ, bà Bạch Diệp đều khẳng định: Hai bản hợp đồng mua bán nhà 37 NTD là sự lừa lọc, chỉ vì tin người mà bà đã đặt bút ký: “Bấy giờ mỗi khi đọc lại 2 hợp đồng này tôi chỉ muốn chạy ra đường mà không cần biết trước mặt mình là cái gì, vì đó là 2 hợp đồng lừa đảo mà tôi tin người nên đã ký…”. Bà Bạch Diệp nói.
Điều oái oăm thay, bà Bạch Diệp đã phải mất không số tiền quy ra vàng lên đến hàng trăm lượng vàng, nhưng ngày 12/11/1994, bà Diệp lại bị bắt giam. Bà Bạch Diệp ngồi lặng hồi lâu, nước mắt ứa ra: “Em cứ hình dung xem, người ta lừa chị, lấy của chị hàng trăm lượng vàng. Chị phải cắn răng chịu đựng. Tưởng mọi việc yên ổn ai dè tai họa ập xuống”. Hơn 6 tháng bị tạm giam, bà Bạch Diệp khóc sưng húp mắt. Hằng đêm bà réo gọi tên con… kêu oan và lại cầu trời, niệm Phật… Thế rồi, điều tra mãi không tìm được bằng chứng gì phạm tội, ngày 23/5/1995 bà Bạch Diệp nhận được quyết định trả tự do.
Con đường lập nghiệp
Trong số đại gia ở các tỉnh, thành phía Nam, chẳng mấy ai không biết đến bà Bạch Diệp. Nhưng những người nổi tiếng ăn chơi sành điệu thì vừa rồi phải giật mình khi hay tin bà Giám đốc Diệp Bạch Dương dẫn về “con xe” Rolls-Royce mới cáu cạnh với biển số “tứ quý 7″ đắt tiền và sang nhất Việt Nam. Có người nói rằng bà chơi ngông vậy thôi, chứ cái công ty gia đình chưa đến chục người mà đã có đến 6,7 chiếc xe ôtô loại sang rồi thì việc mua thêm chiếc Rolls Royce rõ là chuyện lãng phí. Trái với luồng thông tin trên, giới buôn bán bất động sản ở TP Hồ Chí Minh đa phần cho rằng: “Bà Diệp có mua đến cả chục chiếc Rolls Royce cũng chẳng thấm vào đâu so với những tài sản kếch sù mà bà đang làm chủ…”.
Kể về tài sản, về sự giàu có của bà Bạch Diệp theo như cánh báo chí chúng tôi hay nói: “Có mà kể cả ngày…”. Điều tôi quan tâm tìm hiểu chính là cái sự bắt đầu, giai đoạn tay trắng mà bà Bạch Diệp gây dựng cơ đồ kia. Hẹn tới hẹn lui, cuối cùng bà Bạch Diệp cũng dành cho tôi khoảng thời gian, tuy không nhiều nhưng cũng đủ hiểu về cuộc đời bà. Như đã nêu ở phần trên, sau khi bị nhốt giam oan 2 tháng 15 ngày trở về; bà thấy chán nản và không còn mặn mà chuyện công tác ở cơ quan nữa.
Bà xin nghỉ chế độ chính sách. Bà Bạch Diệp nói: Ở nhà mãi cũng chán. Nhìn trước ngó sau tài sản chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư 72/lầu 2 Ký Con, phường 19 – nay là phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Nhiều lần ngược xuôi các con đường trung tâm Sài Gòn, bà Bạch Diệp cứ mông lung nghĩ hoài về nhiều căn nhà ở giữa trung tâm thành phố, bán giá rẻ như bèo mà rất ít người mua. Những căn nhà ấy nếu được nâng cấp, xây mới… chắc chắn khi bán sẽ sinh lợi nhiều…
Để làm thử, bà về nhà thiết kế, sửa sang ngay chính căn hộ chung cư của mình (đây là căn hộ do 2 căn ghép lại khoảng 160m2). Do có đầu óc thẩm mỹ, lại yêu nghề xây dựng từ nhỏ nên bà đã sửa chữa căn hộ rất đẹp. Đúng như dự kiến ban đầu, bà Bạch Diệp bán căn hộ chung cư này với giá 12 lượng vàng.
Cũng trong năm 1984, bà mua ngay căn nhà số 100 đường Trần Hưng Đạo (một trong những con đường trung tâm thành phố) với giá 4 lượng vàng. 12 lượng vàng bán căn hộ chung cư Ký Con, vay mượn bạn bè, bà xây căn nhà số 100 Trần Hưng Đạo lên 3 tầng lầu… tất cả hết 20 lượng vàng. Vừa xây xong, Công ty Savimex đến mua và bà bán ngay được 80 lượng vàng. Có tiền trong tay, bà mua tiếp căn nhà 92 Trần Hưng Đạo, rồi lại sửa, lại xây và… lại bán. Cứ thế, chỉ trong thời gian ngắn, bà Bạch Diệp đã mua được nhiều nhà trên đường Trần Hưng Đạo.
Bà Bạch Diệp kể cho tôi nghe liền một mạch chuyện mua, bán nhà. Trong câu chuyện bà thừa nhận rằng: “Thật không ai tin được, vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, chuyện mua bán nhà cửa lại rẻ mạt và dễ dàng đến thế. Mà thời kỳ bao cấp rất ít người nghĩ đến chuyện buôn bán kinh doanh bất động sản…”. Có được số vốn trong tay hàng ngàn lượng vàng, bà Bạch Diệp đến các khu biệt thự trong thành phố, nếu ai bán nhà, bất cứ lớn nhỏ bà cũng mua ngay. Chính vì những tính toán, đoán trước được vận hội của đất nước nên khi đất nước đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường thì bà Bạch Diệp đã có cả chục năm trải nghiệm qua thực tế rồi.
Bà Bạch Diệp phân tích cặn kẽ tình hình thời cuộc ngay từ những năm khó khăn của thời bao cấp. Bà triết lý: Khi mọi người đổ xô chạy trốn ra nước ngoài thì bà lại bình thản đón nhận cuộc sống thực tế. Ngay lúc ấy bà đã tiên đoán rằng: “Khó khăn, gian khổ như thời đánh Mỹ mình còn thắng được, chắc chắn Đảng và Nhà nước sẽ tìm ra được lối thoát để người dân no ấm. Họ có chạy trốn vượt biên hay tìm mọi cách ra nước ngoài, sớm muộn cũng phải về thôi. Và trong số ấy, sẽ có nhiều người tìm đến thuê nhà mở điểm kinh doanh và nhiều người sẽ mua nhà của tôi…”.
Bắt đầu mua, bán bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã trở thành một giám đốc siêu hạng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; tại TP Hồ Chí Minh, hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu. Có những khu đất bà chuẩn bị xây dựng khách sạn 5 sao trị giá nhiều triệu đôla. Vì rất nhiều lý do tế nhị, tôi không muốn hỏi cặn kẽ tài sản của bà trị giá bao nhiêu trăm, bao nhiêu triệu đôla. Tôi chỉ ghi nhận hơn 20 năm ấy, ở một thành phố năng động và rộng lớn như TP Hồ Chí Minh, một người kinh doanh từng trải và uy tín như bà, nếu như có đến cả tỷ đôla âu cũng là lẽ thường tình.
Vì tuổi thơ bà đã chịu nhiều lam lũ nên bà rất thấu hiểu cảnh đơn côi, gian khó của người bất hạnh, người nghèo. Từ những lợi nhuận thu được trong thương trường, năm nào cũng vậy, bà đều dành tiền, hàng đến tặng những người gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc thông qua các tổ chức xã hội làm từ thiện. Chỉ trong mấy năm gần đây bà đã dành hàng chục tỷ đồng chia sẻ khó khăn với những người nghèo. Riêng các chương trình từ thiện do Báo CAND tổ chức bà đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng.
Bà Dương Thị Bạch Diệp có kể cho tôi nghe một ý tưởng, có thể nói là rất mới ở Việt Nam. Từ thực tế cuộc đời mình, đặc biệt là những oan khiên mà bao người gặp phải, bà muốn bước đầu sẽ dành 200 tỷ đồng xây dựng quỹ, tên gọi cụ thể thì bà chưa quyết định, song toàn bộ số tiền trên sẽ gửi vào tài khoản, hàng năm trích ra trao giải cho những “Bao Công” đích thực trong ngành Tư pháp; giải thưởng có thể cả triệu đô la.
Mặc dù đã bước sang tuổi 60 nhưng bà Bạch Diệp vẫn đang ấp ủ hàng loạt những dự án tầm cỡ quốc tế và rất khả thi. Bà vui vì bà sống trong gia đình rất hạnh phúc; các con đều học hành thành đạt từ nước ngoài, nay cùng về giúp bà điều hành công ty. Bà nói chắc rằng phần bà dành cho các con lớn nhất là sự trải nghiệm trong thương trường và đức hạnh làm người. Số tài sản lớn ấy, bà sẽ dành phần nhiều cho các hoạt động xã hội. Khi chia tay, tôi chúc bà mãi mãi như cây bạch dương xanh giữa miền nhiệt đới và ngày càng làm rạng danh người phụ nữ Việt Nam.