Ngày 16.12 tới đây, Hội Gặp gỡ Việt Nam do giáo sư Trần Thanh Vân sáng lập sẽ khởi công xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn. Đây sẽ là nơi tổ chức các hội nghị quốc gia và quốc tế, hội thảo chuyên ngành, các lớp đào tạo chuyên sâu về khoa học dành cho nghiên cứu sinh, tiến sĩ… Tôi may mắn được gặp gỡ giáo sư Trần Thanh Vân trong chuyến ông về Bình Định để xúc tiến việc khởi công xây dựng ICISE qua sự giới thiệu của ông Nguyễn Tân, Trưởng phòng Ngoại vụ UBND tỉnh. Giáo sư Trần Thanh Vân đã dành cho tôi cuộc trò chuyện cởi mở dù vốn tiếng Việt của ông không hoàn hảo, đôi chỗ tôi phải vận dụng từ đồng nghĩa mới hiểu đúng ý. Về việc chọn Việt Nam để xây dựng ICISE, theo giáo sư, là vì Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, đặc biệt là Pháp và Mỹ; là đất nước đang ngày càng mở rộng cửa, mong muốn hợp tác với các nước phát triển. Hơn nữa, Việt Nam còn là mảnh đất giàu tài năng trẻ. Nhiều học sinh Việt Nam giành huy chương vàng, bạc, đồng tại các kỳ thi Olympic Quốc tế về toán, vật lý, tin học, hoá học, sinh học… và trúng tuyển vào các đại học danh tiếng nhất ở Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Đức, Nhật… học tập, nghiên cứu đạt kết quả xuất sắc… - Chọn xây dựng ICISE ở Việt Nam có thể là điều dễ hiểu song vì sao giáo sư lại chọn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định để triển khai dự án mà không phải là nơi nào khác? Thực ra khi đặt vấn đề xây dựng ICISE, chúng tôi đã liên lạc với nhiều nơi như: thành phố Đà Nẵng, Huế, Mũi Né (Phan Thiết), chính quyền và ngành chức năng ở những nơi đó đều rất nhiệt tình ủng hộ. Nhưng tôi chúng tôi đã lựa chọn thành phố Quy Nhơn vì nhiều lý do. Lần gặp đầu tiên làm việc với chính quyền tỉnh Bình Định tôi đặc biệt ấn tượng với anh Vũ Hoàng Hà, khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh. Anh Hà đã tỏ ra rất quan tâm và hiểu tầm quan trọng của khoa học và giáo dục. Anh coi việc triển khai dự án như một sự giúp đỡ nhằm nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục cho con em Bình Định. Chính sự nhiệt thành của anh Hà lúc đó làm tôi cảm động. Rồi khi đi xem đất, tôi cũng gặp nhiều anh em khác trong UBND tỉnh, tất thảy họ đều rất nhiệt tình... Cuối cùng chúng tôi đã quyết định chọn một khu đất đẹp ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Trước đó, chúng tôi cũng đã tính đến việc chọn Mũi Né vì cảnh đẹp song nghĩ việc xây dựng ICISE không phải là nơi để đến nghỉ ngơi mà đến để tạo sự liên kết có kết quả nên chúng tôi chọn Quy Nhơn, nơi có 2 trường đại học với sự có mặt thường xuyên của hơn 30.000 sinh viên. Thành phố Huế là nơi tôi có nhiều tình cảm đặc biệt song khí hậu ở Huế quá khắc nghiệt, mưa nhiều nắng nhiều. Chính vì vậy tôi đã bước qua tình cảm để chọn thành phố Quy Nhơn. Dự án CICSE xây dựng trên một mảnh đất đẹp rộng 20 ha. Giai đoạn đầu CICSE sẽ có các hạng mục: Tòa nhà hội nghị với Hội trường lớn, các Phòng hội thảo và Văn phòng dành cho học tập và nghiên cứu. Trong các giai đoạn sau CICSE sẽ có thêm Phòng chiếu Thiên văn học, Phòng Triển lãm, Thư viện, Trường Kỷ sư có thể đào tạo đến trình độ thạc sĩ chuyên ngành (thông qua sự hợp tác của các trường đại học trong và ngoài nước), Khu nhà khách đạt tiêu chuẩn quốc tế… - Thế dự án của chúng ta hiện nay đã được triển khai tới đâu rồi, thưa giáo sư? Trước tôi có nghe nói ở Việt Nam làm gì cũng khó khăn, thủ tục hành chính rườm rà, đi qua chỗ nào cũng “kẹt”. Nhưng dự án ICISE chỉ mới có 3 năm đã được duyệt (ở Pháp 3 năm là dài nhưng Việt Nam là nhanh. Đặc biệt từ tháng 6.2011 đến nay, chỉ trong vòng có hơn 3 tháng khối lượng công việc đã “chạy” nhanh bằng cả 3 năm trước đó… Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 7.2009, giờ chúng tôi đã có “sổ đỏ” rồi, thiết kế chi tiết sẽ hoàn tất trong tháng 10 này. Chúng tôi rất cảm động vì sự nhiệt tình của anh em ở tỉnh Bình Định, đặc biệt là Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc đã rất quan tâm thúc đẩy dự án. Nói nôm na là như thế này, cái khó khăn ở Việt Nam thường là hồ sơ cứ ở trên bàn còn hồ sơ của dự án ICISE giờ đã chạy! - Thưa giáo sư, một dự án tầm cỡ như ICISE, chẳng biết giáo sư lấy đâu ra tiền để thực hiện? Lúc đầu, tôi cũng chỉ định xây đơn giản nhưng sau khi gặp KTS Jean Francois Milou, tôi đã quyết định nắm lấy cơ hội và đầu tư toàn bộ số tiền 2 triệu USD từ mồ hôi nước mắt tích lũy được qua hơn 40 năm tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế. Nhưng số tiền đó chỉ vừa đủ để hoàn thiện giai đoạn một bao gồm nhà hội nghị và khu vực xung quanh. Các giai đoạn sau vẫn rất cần sự tham gia của các nhà đầu tư khác trong và ngoài nước. - Một dự án phi lợi nhuận như vậy, giáo sư có nghĩ rằng sẽ rất khó kêu gọi đầu tư? Ở nhiều nước, các công trình giáo dục như trường đại học hay nhà đại học đều do các nhà có tiền hỗ trợ. Ở Việt Nam, tôi thấy nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cho bóng đá, thi hoa hậu… nên tôi tin là sẽ có doanh nghiệp chịu đầu tư cho ICISE. Tôi cũng được biết hiện các “đại gia” ở Việt Nam, có nhiều người quê ở Bình Định. Tôi mong muốn được một lần tiếp xúc với họ và hy vọng họ sẽ đầu tư cho dự án sau giai đoạn 1. - Giáo sư có lường trước những khó khăn nào sẽ phải đối mặt khi triển khai dự án ICISE? Thực sự chúng tôi cũng có khó khăn khi triển khai dự án trong điều kiện kinh tế khó khăn; giá cả, nhất là giá vật liệu xây dựng, không ngừng tăng nhưng chúng tôi sẽ quyết tâm khắc phục. Chúng tôi sẽ chọn một nhà thầu có uy tín, giá cả phải chăng để triển khai và sẽ khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2013. Nếu xong vào mùa hè là tốt nhất vì khi đó chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị khoa học đầu tiên có nhiều giáo sư ở nước ngoài rảnh rổi có thể tham dự. - Dự án ICISE hoàn thành, Bình Định được hưởng lợi như thế nào, thưa giáo sư? Một hội nghị khoa học quốc tế gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, những người đoạt giải Nobel khoa học tham dự được tổ chức ở Bình Định sẽ nâng cao rất nhiều hình ảnh của Bình Định. Ấy là chưa kể sự có mặt thường xuyên của các nhà khoa học lớn trên thế giới về Việt Nam giảng dạy, dự hội nghị hay nghỉ dưỡng ở ICISE sẽ là điều kiện thuận lợi để những người làm khoa học hay sinh viên ở các trường đại học ở Bình Định có điều kiện tiếp xúc, học hỏi… Không chỉ thế, trong tương lai, ICISE sẽ là một điểm sáng trong khu vực, với các đối tác lớn là các trung tâm nghiên cứu vật lý hàng đầu thế giới, từ đó sớm có đóng góp cho nền khoa học nước nhà, nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế… - Giáo sư nghĩ gì khi quyết định dành thời gian nghỉ hưu và cả những đồng tiền mồ hôi nước mắt một đời cho các dự án phi lợi nhuận ở Việt Nam? Tôi cùng vợ (giáo sư Lê Kim Ngọc) về hưu đã 10 năm nay và đã dành 100% thời gian, sức lực cho các công việc liên quan đến Việt Nam. Chuyện gì làm được thì cả hai đều gắng làm. Tôi tự hào vì là người Việt Nam đã làm được nhiều việc cho người Việt Nam! Như khi thấy trẻ em bất hạnh, nhớ mình hồi nhỏ (Ngọc cũng mồ côi mẹ từ năm hai tuổi, lớn lên là nhờ các anh chị nuôi), tôi và Ngọc đều tự nguyện đi bán thiệp, ở Pháp và ở Mỹ. Tôi nghĩ tiền bạc chỉ cần vừa phải, đủ để sống và để làm những việc mình muốn, chết đâu có mang theo được! - Thế, thưa giáo sư, đã ở tuổi 77, giáo sư còn ước điều gì nữa? “Ngôi nhà Quy Nhơn” mở cửa đón các nhà khoa học! Có lẽ đó chính là giấc mơ cuối cùng của đời tôi…
|
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
“Ngôi nhà Quy Nhơn" cho các nhà khoa học là giấc mơ cuối cùng…
Nơi chiêm bái tinh thần phong trào Tây Sơn
Tương truyền, trước khi khởi nghĩa, ba anh em Nhà Tây Sơn được trời ban ấn, kiếm lệnh tại núi Giải (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn); kể từ đó núi Giải có thêm tên núi Ấn. Truyền thuyết xưa đang được hiện thực hóa bằng công trình văn hóa tâm linh tưởng niệm thời khắc Nhà Tây Sơn khởi nghiệp. Thực hóa tích xưa Sách “Nhà Tây Sơn” của Quách Tấn - Quách Giao viết, một lần Nguyễn Nhạc cùng bộ hạ ở An Khê về, đến Hoành Sơn thì ngựa lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy tẽ ra hướng bắc để về Kiên Mỹ, mà lại chạy về hướng đông nam. Ðến chân núi phía trong Gò Sặt, cương ngựa bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trặc chân không đứng dậy được. Khi đứng dậy, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi. Sai người lên xem thì thấy một thanh kiếm lưỡi sáng như nước. Ai nấy đều mừng cho là của trời ban. Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em: Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc Vương, lẽ tất nhiên là phải ban ấn kiếm. Nay kiếm đã có rồi, ta phải đi tìm ấn. Ðoạn, tổ chức lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn ba ngày đêm. Ðêm thứ ba, lúc nửa đêm, chiêng trống hành lễ vừa dứt, thì một vòi lửa như một làn pháo thăng thiên, bay từ hòn Một xẹt đến hòn Giải thì rơi xuống. Trèo lên xem thì thấy một quả ấn vàng nằm trong kẽ đá, quả ấn vuông vức, mỗi cạnh dài độ ba lóng tay, nơi mặt khắc bốn chữ triện “sơn hà xã tắc”. Truyền thuyết được trao ấn kiếm “sơn hà xã tắc” là nguồn gốc để công trình Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn, trong đó hạng mục ý nghĩa nhất - Đàn tế trời đất được khởi công xây dựng vào ngày 26.11. Tọa lạc trên khu đất rộng 46 ha, quần thể kiến trúc được bố trí phù hợp và cân xứng theo trục thần đạo hướng Nam Bắc. Sau công trình Phật pháp Linh Phong, có thể xem Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn là công trình văn hóa tâm linh có quy mô lớn trong tỉnh. Đàn tế trời đất nằm trên đỉnh núi Ấn gồm 2 cấp nền: cấp nền hình vuông (rộng 54mx54m) tượng trưng cho Đất, cấp nền hình tròn đường kính 27m tượng trưng cho Trời. Đàn tế có 4 lối vào theo 4 hướng, hướng Nam là hướng chính với nghi môn chính là một bình phong được làm bằng đá ý nghĩa trấn phong thủy, chính giữa Đàn tế đặt hương án. Bên phải Đàn tế trời đất là Đền Ấn gồm 3 hạng mục: Tiền tế có kiến trúc mặt bằng chữ Nhất, thờ tướng lĩnh và binh sĩ thời Tây Sơn; Phương Đình - tượng trưng cho nơi giao hòa giữa trời và đất, đây là nơi sẽ đặt bản sao của Ấn lệnh Nhà Tây Sơn; Hậu cung - nơi đặt bàn thờ cùng bài vị ba anh em Tây Sơn. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như: Khu quản lý di tích, hồ bán nguyệt, các nhà lục giác nghỉ chân, đường dạo bộ, nhà xe… Tổng kinh phí xây dựng công trình dự toán 43 tỉ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ; Công ty CP Khoáng sản và Năng lượng An Phú làm chủ đầu tư thực hiện các hạng mục công trình. Thêm một công trình tưởng niệm Nhà Tây Sơn
Người dân thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường vốn rất quen thuộc với sự tích trời đất ban ấn kiếm cho thủ lĩnh Tây Sơn tại ngọn núi Giải quê nhà nên đã không quản ngại mưa to, vượt núi đến chứng kiến lễ động thổ Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn. Bà Nguyễn Thị Sa, 65 tuổi, cho biết: “Từ nhỏ tôi đã nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện về sự tích ban ấn, kiếm vàng cho anh em Nhà Tây Sơn trước khi khởi binh thống nhất đất nước, chống giặc ngoại xâm. Chúng tôi rất vui mừng khi biết tin có một công trình được xây dựng để khắc ghi sự tích đó. Người dân chúng tôi cũng mong ngày công trình hoàn thành, được lên đó thắp nén hương tưởng nhớ những người anh hùng Tây Sơn”. Núi Ấn, gắn với giai thoại thu phục nhân tâm của Nhà Tây Sơn, đã trở thành địa danh linh thiêng với người dân Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung. Ước nguyện về một công trình văn hóa tâm linh tưởng nhớ thời khắc “thiên thời” cũng như công lao to lớn của Nhà Tây Sơn đã thành hiện thực. Cùng với những nghiên cứu, công trình tưởng niệm thuộc về chính sử, quần thể công trình du lịch tâm linh Ấn Sơn là một biểu hiện của sự tiếp tục bổ sung, hoàn thiện di tích về thời Tây Sơn trên đất Bình Định. Theo SAO LY, báo Bình Định. |
VỀ MIỀN ĐẤT VÕ BÌNH ĐỊNH
Võ cổ truyền hay võ Bình Định:
Nếu người phương xa nào hỏi ở quê hương Bình Định có di sản phi vật thể nào đã trở thành niềm tự hào lớn nhất của người dân? Chúng tôi sẽ trả lời không chút do dự về “di sản không thể mất” - Võ Bình Định. Tại sao võ Bình Định là di sản độc đáo và không thể đánh mất? Chúng tôi đã đi tìm những căn cứ chứng minh cho nhận định này.
* Định danh một khái niệm
Khi chúng tôi quyết định gọi ngắn gọn hơn võ cổ truyền Bình Định thành “võ Bình Định”, chắc hẳn có rất nhiều người không đồng tình. Thế nhưng với góc nhìn riêng, đã tìm hiểu khá nhiều tư liệu nghiên cứu về các dòng võ trên mảnh đất Bình Định, gặp gỡ nhiều nhân vật trong làng võ Bình Định… chúng tôi dùng tên võ Bình Định.
Xét về ý nghĩa chuẩn xác, khi gọi tên “võ cổ truyền Bình Định” tức là sự “giới hạn riêng” về những dòng võ từ rất lâu đời chỉ có ở vùng đất Bình Định, hiện vẫn được bảo tồn một cách nguyên gốc. Đây là vấn đề đến nay vẫn cần có một công trình nghiên cứu khoa học thực sự bài bản và quy mô để xác định.
Trong suốt chiều dài lịch sử, mảnh đất Bình Định là nơi hình thành, phát triển, giao thoa nhiều dòng võ cổ truyền khác nhau. Có một số võ sư Bình Định đã từng tầm sư học võ thêm ở ngoài tỉnh để nâng cao hơn kiến thức võ thuật. Vì vậy tên gọi võ Bình Định mang tính rộng mở, thể hiện được sự đa dạng của các yếu tố cấu thành: võ cổ truyền đặc trưng của Bình Định, các dòng võ cổ truyền khác được phát triển trên đất Bình Định, sự sáng tạo võ thuật mới trên nền tảng tiếp nhận võ cổ truyền của các thế hệ người học võ ở Bình Định. Hay nói một cách cụ thể hơn, tên gọi võ Bình Định nhấn mạnh địa danh “Bình Định” hơn yếu tố “võ”. Điều này nhằm khẳng định văn hóa – lịch sử của vùng đất Bình Định là yếu tố quan trọng tạo nên sự hội tụ nhiều thế hệ nhân tài võ học, đã phát triển các dòng võ thuật cổ truyền một cách linh hoạt, đa dạng và tươi mới.
* Di sản quý báu
Khi so sánh võ Bình Định với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các địa phương trong cả nước, chúng ta có thể tự hào khi hiếm di sản nào có được sự kết hợp “văn hóa – thể thao” mang bề dày lịch sử, trải dài qua nhiều thế kỷ như võ Bình Định. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của võ Bình Định gắn liền với từng giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Khi nói đến nguồn gốc của võ Bình Định, cần phải kể đến những mốc lịch sử quan trọng mà từ đó võ Bình Định ra đời, được nuôi dưỡng và phát triển rực rỡ, cũng như cách thức tồn tại cho đến ngày nay dù trải qua những giai đoạn bị đàn áp. Có thể chia ra những mốc thời gian gắn với từng bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của võ Bình Định: thời kỳ vương triều Chămpa, Bình Định thành đất phên dậu của Đại Việt, thời Tây Sơn, thời nhà Nguyễn, thời kỳ kháng chiến giành độc lập, thời kỳ sau giải phóng đến nay.
Đội tuyển võ cổ truyền Bình Định được mời ra Hà Nội biểu diễn chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. |
Sự độc đáo của võ Bình Định là vừa có sự đa dạng chung nhờ hội tụ được các dòng võ thuật khác nhau, vừa có đặc trưng riêng được đánh giá rất cao. Điểm nhấn độc đáo nhất giúp cho võ Bình Định đi vào lịch sử và tình cảm ngưỡng mộ của dân tộc Việt Nam đó là “tính nhân văn”. Người học võ Bình Định luôn thấm nhuần võ đạo, đề cao việc rèn luyện đạo đức, tinh thần trượng nghĩa giúp đời. Thời kỳ Tây Sơn, người học võ Bình Định được tập hợp để cùng nhau đạt đến cao trào trong ý nghĩa quật cường và chính khí. Sự xuất hiện của hàng loạt võ nhân xuất sắc ở cương vị tướng lĩnh lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn, đã lập nên những chiến công vang dội lịch sử chống giặc ngoại xâm. Thời Cần Vương, nhiều người Bình Định tuy mặc áo quan văn nhưng khi cần, họ có thể sử dụng võ thuật cứu nước hộ dân như Đào Doãn Địch, Mai Xuân Thưởng, Lê Thượng Nghĩa, Đặng Đề, Nguyễn Trọng Trì. Lãnh đạo các phong trào yêu nước chống Pháp tại Bình Định, Phú Yên và một số tỉnh Nam Bộ cũng là các võ nhân quê Bình Định như Võ Trứ, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương...
Võ Bình Định trong cuộc kháng chiến giành độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cũng phát huy được sức mạnh của nó. Thành viên các đội tự vệ Đỏ, Xích Vệ công nông cướp chính quyền năm 1945 ở Bình Định hầu hết là võ sĩ của các làng võ như: Võ Xán, Trần Quang Khanh, Nguyễn Trân, Nguyễn Bút, Huỳnh Dinh, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Trung Tín (sau này là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định), Tô Đình Cơ (sau này là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định). Đường kiếm 12 hay bài kiếm 12 nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp, thực chất là 12 thế kiếm do Nguyễn Trọng Tạo chắt lọc từ các thế võ Bình Định, sau này phổ biến rộng rãi trong dân quân và bộ đội Khu 5. Võ Bình Định đã được các tiểu đoàn đặc công 30, tiểu đoàn đặc công số 10 trên địa bàn Bình Định phát huy hiệu quả. Các đặc công trinh sát đều được dạy các thế võ trói địch không cần dùng dây. Đây chính là một trong những thế độc chiêu của võ Bình Định, tương truyền là được tiếp nhận từ võ thuật thời Chămpa.
* Một “thương hiệu” có giá trị
Sức sống mãnh liệt gắn liền với truyền thống văn hóa - lịch sử của một vùng đất địa linh nhân kiệt đã khiến võ Bình Định trở thành “thương hiệu” nổi tiếng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Xin được minh chứng phần nào bằng hai câu chuyện chúng tôi đã được nghe nhân vật trực tiếp kể lại. Câu chuyện thứ nhất diễn ra trên nước Mỹ xa xôi, khi một cụ già Việt kiều trên 80 tuổi gặp mặt một đồng hương là người Bình Định, thì câu chào hỏi đầu tiên đã bày tỏ sự ngưỡng mộ thật lòng: “Người Bình Định giỏi võ và anh hùng lắm !”. Câu chuyện thứ hai là về người đàn ông gần 40 tuổi ở miền Bắc đi tham quan và thưởng thức nhạc võ ở Bảo tàng Quang Trung, đã tự hào và xúc động rơi nước mắt khi thấy các nữ võ sĩ biểu diễn…
Thương hiệu võ Bình Định cũng phát huy giá trị thực tiễn cao, khi đã trở thành “cầu nối” quảng bá rộng rãi về đất nước và con người Bình Định. Điều này đã được thể hiện rõ nhất qua 3 lần đăng cai tổ chức Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam: Lần thứ I (năm 2006) thu hút 37 đoàn quốc tế đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, 21 đoàn trong nước. Lần thứ II (năm 2008) thu hút 73 đoàn đến từ 26 quốc gia. Lần thứ III (năm 2010) thu hút 70 đoàn đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thử hỏi nếu không phải là võ Bình Định, thì sự kiện nào ở tỉnh nhà có thể tạo được sức thu hút và lan tỏa rộng rãi như vậy. Chất lượng của thương hiệu võ Bình Định cũng đang được gìn giữ tốt. Võ cổ truyền chính là môn thể thao mũi nhọn đem về nhiều thành tích cao cho ngành TDTT Bình Định. Võ Bình Định cũng đã, đang, sẽ đóng góp tích cực vào việc rèn luyện sức khỏe của hàng chục ngàn người dân trong và ngoài tỉnh tham gia luyện tập hàng năm.
Những điều nói trên đã tạo nên “giá trị” cho thương hiệu võ Bình Định trong nước và quốc tế. Giá trị này còn có thể phát huy tốt hơn nữa trong thực tiễn, nếu có kế hoạch phát triển và khai thác một cách khoa học. Do đó, võ Bình Định là di sản không thể đánh mất...
Nhìn lại công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV | ||
Kế tục truyền thống của các võ sư, võ sĩ thời trước, các thế hệ nối tiếp của võ Bình Định đã làm rạng danh miền đất Võ với nhiều thành tích xuất sắc ở những đấu trường lớn. Nhưng công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên (VĐV) đỉnh cao vẫn chưa được chú trọng đúng mức… * Bất cập công tác tuyển chọn Một thời gian dài, võ Bình Định luôn giữ vị trí hàng đầu trong cả nước tại nhiều giải đấu. Tuy nhiên, cũng có thời điểm đất Võ “trắng tay” ở những giải đấu quan trọng. Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002 là một ký ức buồn với làng võ Bình Định, khi chỉ giành được 2 HCB và 2 HCĐ đều ở nội dung đối kháng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại. Nhưng then chốt là do VĐV Bình Định không kịp thích nghi với thể thức thi đấu mới ở nội dung đối kháng: chuyển từ võ đài xuống sàn đài. Mãi đến Đại hội TDTT toàn quốc năm 2006, các thành viên đội tuyển võ cổ truyền mới xuất sắc đem về 5 HCV, 7 HCB và 8 HCĐ (trong cả hai môn võ cổ truyền và tán thủ wushu), là đội tuyển duy nhất đem HCV về cho đoàn Bình Định. Tuy vậy, việc các VĐV nội dung biểu diễn không đoạt được HCV nào đã chỉ ra sự hụt hẫng ở tuyến kế thừa, bởi những VĐV kỳ cựu như: Trần Duy Linh, Võ Văn Tính, Nguyễn Văn Cảnh… đã bước qua thời kỳ đỉnh cao phong độ. Hiện nay, việc xây dựng tuyến kế thừa đã được thực hiện tương đối liên tục. Tuy nhiên, công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ thông qua các giải đấu, chưa có tiêu chí, chưa thành hệ thống bài bản, chưa mang tính khoa học. Việc tuyển chọn chuyên sâu chưa thành nguyên tắc, chưa tiến hành tuyển chọn ở diện rộng, chỉ dựa vào một vài huyện có phong trào mạnh như: An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Nhơn… nên số lượng VĐV tham gia tuyển chọn chưa được nhiều. Việc kiểm tra sàng lọc các VĐV không đáp ứng được chuyên môn, và kế hoạch tuyển chọn bổ sung chưa rõ ràng, cụ thể. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác tuyển chọn VĐV còn quá đơn giản, nhất là những dụng cụ về y sinh học. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyển chọn ở diện rộng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, chế độ cho VĐV năng khiếu hiện nay quá thấp, không đủ kích thích các gia đình gửi con em mình theo tập luyện. Mức hỗ trợ phong trào còn thấp nên chưa tạo được động lực cho các võ đường chuyên tâm tìm kiếm và đào tạo những “mầm non” để chuyển lên “tuyến trên”. Việc hỗ trợ trong công tác tập huấn chuyên môn cho các CLB ở cơ sở đến nay vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Võ sư Trần Duy Linh, HLV nội dung biểu diễn đội tuyển võ cổ truyền tỉnh, cho biết: “Tìm một VĐV trẻ có năng khiếu, tố chất vào thời điểm này là điều không hề dễ dàng. Cùng một thế võ, nhưng tùy theo sự nhìn nhận, cảm thụ mà mỗi võ sư, HLV ở phong trào truyền dạy những động tác khác nhau. Do đó, để chỉnh sửa, đào tạo các em thành một VĐV đủ khả năng thi đấu ở các giải quốc gia mất rất nhiều thời gian và công sức”.
* Đầu tư chưa tương xứng Đội ngũ Ban huấn luyện võ Bình Định hiện nay gồm những võ sư, HLV trẻ, tâm huyết, tài năng, nhanh chóng nắm bắt, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào huấn luyện. Điều đó đã giúp chúng ta giành được những thành công lớn ở đấu trường quốc gia trong khoảng gần 10 năm trở lại đây. Nhưng với mức đầu tư còn hạn chế, việc duy trì những thành tích đó là điều rất khó khăn, khi nhiều địa phương khác đã triển khai những chiến lược phát triển lâu dài bộ môn này. Những năm gần đây, Ban huấn luyện đội tuyển võ cổ truyền Bình Định thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng giai đoạn cụ thể, nhưng vì ngân sách dành cho bộ môn còn hạn hẹp, trang thiết bị dụng cụ, sân bãi tập luyện chưa được đầu tư thỏa đáng, nên không thể thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Từ đó, việc nâng cao thành tích cho VĐV đẳng cấp, nâng cao chỉ số chuyên môn cho VĐV dự bị cũng bị ảnh hưởng. Với việc giá cả thị trường có biến động mạnh trong thời gian qua, mức chi tiền ăn cho mỗi VĐV 45.000 đồng/ngày không đủ để họ duy trì tập luyện ở khối lượng cao. Mức tiền công khoảng 1,1 triệu đồng/người/tháng (22 ngày tập x 50.000 đồng/ngày) không đủ để VĐV trang trải những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Đầu ra của những VĐV hết độ tuổi sung mãn không rõ ràng, đa số họ thường xuất thân từ gia đình khó khăn, nên sau khi giải nghệ không đủ điều kiện để học đại học hoặc tìm một nghề để mưu sinh. Do đó, tư tưởng các VĐV không ổn định, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự lôi kéo, tác động của đơn vị khác với những hứa hẹn về chế độ, lương, thưởng… Thành tích mà thể thao Bình Định giành được trong những năm qua có đóng góp quan trọng của võ cổ truyền. Nhưng nếu không có những giải pháp mang tính chiến lược, những sự đầu tư bài bản với kế hoạch lâu dài để xây dựng và củng cố từ phong trào đến đỉnh cao, việc duy trì những thành tích đó là điều không dễ dàng. |
Nguy cơ mai một truyền thống | |||||
Những người đang gắn bó với sự nghiệp gìn giữ và phát triển võ Bình Định hay nói đùa “không thực vẫn vực được võ”. Đùa là đùa thế, nhưng sau thế hệ võ sư, huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) tâm huyết hiện có, những người quan tâm tới võ Bình Định đang mỏi mắt tìm kiếm lứa kế thừa. Có thể săn được VĐV giỏi nhưng rất khó tìm ra những VĐV giàu đam mê, có tố chất dẫn dắt. Phải chăng võ Bình Định đứng trước nguy cơ “đứt mạch” truyền thống?
* Gian khó giữ nghiệp Hiện trong số các võ sư hiện đang sống ở tỉnh Bình Định, chỉ có 3 võ sư - Phan Thọ, Phi Long Vịnh, Phan Thanh Sơn được ngân sách hỗ trợ mỗi người 300 ngàn đồng/tháng. Và cũng chỉ có 10 võ đường ở các huyện: Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Hoài Ân được chọn làm vệ tinh, cung cấp VĐV năng khiếu cho đội tuyển tỉnh, hàng tháng mỗi võ đường được hỗ trợ 450 ngàn đồng. Không nói ra thì ai cũng biết, mức hỗ trợ là rất ít ỏi so với cống hiến của các võ sư, võ đường. Những người đang gắn bó với sự nghiệp gìn giữ và phát triển nghiệp võ hiện nay chủ yếu là vì giàu tâm huyết, chứ chưa ai sống dựa hẳn vào nghề võ. Võ sư Phan Thọ (Tây Sơn) tâm sự: “Nếu có kinh phí hỗ trợ, tôi sẵn sàng dạy miễn phí cho học trò. Nhưng ngặt nỗi gia cảnh cũng nghèo, không có cách gì xoay xở, nên đành phải thu phí chút ít để trang trải cuộc sống thường nhật…”. Võ sư Trần Quý Ba (Hoài Ân) cho biết: “Ở một huyện miền núi, mức học phí 50.000 đồng/tháng để luyện tập hàng ngày vẫn được xem là nặng với nhiều gia đình. Có võ sinh khi nghĩ đến học phí đã… nghỉ luôn. Do đó, để duy trì phong trào, chúng luôn có chế độ miễn giảm cho các võ sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Còn võ sư Thanh Hùng (Hoài Nhơn) thì cho rằng: “Võ sinh theo học đông cũng là điều đáng mừng, nhưng không thể nói nhờ nguồn thu nhập từ học phí mà kinh tế của mình khá lên được. Bên cạnh đó, những lần đi dự giải tốn kém đủ bề nhưng hầu như chỉ có mình tôi gánh vác. Đã trót theo đuổi niềm đam mê thì phải thế thôi, chứ không lẽ bỏ ngang di sản tổ tiên mình để lại…”. Nguồn thu từ việc dạy võ không bao nhiêu, cuộc sống khó khăn là thế, nhưng khi tỉnh tổ chức giải đấu, nhiều võ sư, HLV vẫn cố gắng gom góp tiền bạc hoặc vận động các gia đình VĐV đóng góp để dẫn học trò đi thi đấu, cọ xát, kiểm nghiệm trình độ. Theo quy định của Ban tổ chức, Giải Võ cổ truyền các CLB tỉnh, tính từ vòng loại mỗi VĐV thi đấu đối kháng cứ mỗi trận thắng sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ là 50.000 đồng; riêng các VĐV tham gia nội dung hội thi biểu diễn thì được khoán gọn mức hỗ trợ 100 ngàn đồng/người. * Nguy cơ “đứt mạch” truyền thống Phong trào luyện tập võ Bình Định trên địa bàn tỉnh hiện đang phát triển rộng, nhưng chủ yếu tập trung ở một số địa phương có bề dày truyền thống. Và ngay tại các địa phương này, việc phát triển tuy rộng nhưng lại chưa thực sự vững chắc. Huyện Tây Sơn có truyền thống võ cổ truyền trăm năm lừng lẫy là thế, nhưng hiện chỉ còn khoảng chục võ đường. Phần lớn hoạt động theo kiểu “lai rai”, chỉ có hai võ đường thường xuyên đào tạo VĐV tham gia thi đấu giải tỉnh là võ đường Phan Thọ và võ đường Hồ Bé. Võ sư Phan Thọ đã cao tuổi nên việc đào tạo hạn chế, gánh nặng gìn giữ phong trào vì vậy đều dồn hết vào võ đường của gia đình võ sư Hồ Bé. Huyện An Nhơn tuy số võ đường hoạt động mạnh, khá đồng đều, nhưng đáng tiếc là phong trào ở làng võ An Thái vang bóng một thời, nay coi như đã lụi tàn vì không còn hạt nhân ở địa phương để truyền dạy. Hoài Nhơn luôn là một trong những đơn vị mạnh ở các giải võ cổ truyền toàn tỉnh, đặc biệt là ở nội dung đối kháng. Song số lượng võ đường, CLB tham gia giải ngày càng “teo tóp”, hiện chỉ còn vài cái tên như võ đường Thanh Lương, Thanh Hùng, Thanh Thiên… Một phần lý do của sự teo tóp là các võ sư, HLV phải mưu sinh. Võ sư Thanh Lương vẫn sống bằng nguồn thu nhập chính từ nghề rèn. Võ sư Thanh Hùng thì trông cậy vào suất tiền lương vệ sĩ ở một chi nhánh ngân hàng. Những võ đường khác chỉ hoạt động cầm chừng, ít tham gia các giải đấu. Phong trào tập luyện võ cổ truyền ở huyện Hoài Ân sau thời kỳ “cực thịnh” những năm 80 của thế kỷ trước, hiện chỉ còn hai võ đường Trần Quý Ba, Trần Quý Trị là tương đối sôi nổi. Nguồn thu nhập chính của võ sư Trần Quý Ba nằm ở… tiệm thuốc Bắc, còn cháu trai Trần Quý Trị là khoản lương giáo viên thể dục. Nhiều gương mặt gạo cội khác ở Hoài Ân đã giải nghệ như: võ sư Phi Long Tĩnh “quy ẩn” chăm lo ruộng vườn, võ sư Kim Minh Công giờ lo trồng rừng, võ sư Thanh Sơn lại đi trồng cà phê trên Tây Nguyên…
* Thương cho trò và thương cả cho mình Có thể thấy nguy cơ “đứt mạch” truyền thống võ Bình Định khi các võ sư lớn tuổi làm chỗ dựa cho phong trào đã ra đi vì tuổi cao sức yếu. Võ Bình Định sẽ ra sao nếu thế hệ những võ sư hiện đang ở tuổi thất thập trở lên ra đi? Chắc chắn sẽ là một khoảnh trống mênh mông. Và điều khiến những người mộ võ lo lắng là những võ sư, HLV sáng giá ở lứa tuổi U50, U60 ở ta hiện cũng không nhiều. Thế hệ võ sư, HLV trẻ làm nòng cốt hiện tại chưa biết có kiên trì theo đuổi nghề hay không, trước những sức ép của cuộc mưu sinh. Điều này đòi hỏi ngay bây giờ cần phải gầy dựng được một lực lượng mới truyền dạy võ cổ truyền có chất lượng để giữ vững phong trào. Lực lượng giảng dạy này trước mắt có thể được bồi đắp dần, từ việc lựa chọn hạt nhân là các VĐV đội tuyển võ cổ truyền tỉnh giàu nhiệt huyết.
|
Nhãn:
binh dinh,
qui nhon,
vo binh dinh
Google Account Video Purchases
Binh Dinh Province, Vietnam
Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011
Mời Về Xứ Nẩu - Quê Tôi (BD02)
MỜI VỀ XỨ NẪU - QUÊ TÔI
(3 ngày 2 đêm)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo dải đất Miền Trung mà nhiều người gọi là xứ Nẫu - Bình Định.
Làm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm, tổ chức cho nhiều đoàn khách quốc tế cũng như Việt Nam đi du lịch, nhưng không nhiều khách về quê tôi.
Chương trình dưới đây là một chương trình du lịch nhưng không phải là một chương trình du lịch thông thường vì đây là những gì mà chúng tôi - những người con xứ Nẫu muốn khoe với khách về quê hương của mình.
Chúng tôi mời các bạn về quê tôi chơi! Mong rằng chương trình này sẽ được sự ủng hộ từ những người đồng hương cũng như tấc cả các bạn!
Bình Định có gì để bạn đến thăm?
Làm du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm, tổ chức cho nhiều đoàn khách quốc tế cũng như Việt Nam đi du lịch, nhưng không nhiều khách về quê tôi.
Chương trình dưới đây là một chương trình du lịch nhưng không phải là một chương trình du lịch thông thường vì đây là những gì mà chúng tôi - những người con xứ Nẫu muốn khoe với khách về quê hương của mình.
Chúng tôi mời các bạn về quê tôi chơi! Mong rằng chương trình này sẽ được sự ủng hộ từ những người đồng hương cũng như tấc cả các bạn!
Bình Định có gì để bạn đến thăm?
- Bình Định là miền đất võ, là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18 với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.
- Là quê hương và nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan.
- Quê hương của các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, bài chòi.
- Bình Định từng là cố đô của Vương quốc Chămpa với di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm (7 cụm, 14 tháp) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
- Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà, hấp dẫn như Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, bãi tắm Hoàng Hậu, Bãi Dài....
- Cùng với các làng nghề và một số đặc sản nổi tiếng như: Rượu Bàu Đá, Nón ngựa Gò Găng, Bún Song Thằn, Bánh tráng nước dừa, Bánh tráng mè, bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá, nem Chợ Huyện …
- Là quê hương của Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai);Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen); Huỳnh Uy Dũng (Giám đốc Công ty Thanh Lễ, Ông chủ Đại Nam Văn Hiến); Trần Thị Hường (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàn Cầu); Bà Diệp Bạch Dương (Chủ tập đoàn Bất Động Sản Diệp Bạch Dương); Võ Trường Thành (Chủ Tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành); Nguyễn Thành Trung (Chủ Tịch HĐQT Cty CPĐT KD Địa Ốc Hưng Thịnh)...
NGÀY 01: THÁP DƯƠNG LONG - HẦM HÔ - ĐỀN QUANG TRUNG
Đón khách tại điểm hẹn: sân bay Phù Cát hoặc Ga Diêu Trì, đưa khách dùng điểm tâm với những món ăn đặc sản địa phương. Tham quan Tháp Dương Long – một công trình kiến trúc xây bằng gạch cao bậc nhất Đông Nam Á của người Chăm còn lưu lại trên mảnh đất Miền Trung. Tiếp theo quý khách sẽ đến với một trong những khu du lịch sinh thái nổi tiếng – Hầm Hô, nơi quý khách sẽ có những giây phút nghỉ ngơi thoải mái trong làn gió mát và khung cảnh xinh tươi, tuyệt đẹp tựa như một bức tranh thủy mạc. Trên con thuyền gỗ, quý khách tự mình khám phá những kiệt tác của tạo hóa ban tặng nơi đây với Hòn Trào, Hòn Vò Rượu, Thác Cá Bay, Đá thành, “Hòn Sờ Vú”,…Dùng bữa trưa với các đặc sản địa phương tại nhà hàng Hoa Lộc Vừng.
Xe đưa du khách đến tham quan bảo tàng Vua Quang Trung, quý khách có dịp dâng nén hương tưởng nhớ đến ba anh em nhà Tây Sơn tại điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt. Ngoài ra khi đến nơi này quý khách còn có dịp viếng thăm cây me cổ thụ trên 300 tuổi – nơi mà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ngày trước vẫn vui đùa và luyện võ dưới gốc cây. Kế đến là giếng nước trên 200 tuổi đã chắt chiu những giọt nước trong lành, mát rượi nuôi dưỡng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lớn lên từng ngày. Xe đưa khách về khách sạn ở thành phố Qui Nhơn nghỉ ngơi và ăn tối.
NGÀY 02: KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN: BƠI NGĂM SAN HÔ - TRƯỢT CÁT
Sau khi ăn sáng tại khách sạn, xe sẽ đưa quý khách vượt qua cầu Nhơn Hội – hiện là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam để đến với làng chài Nhơn Hải. Quý khách lên thuyền qua đảo Hòn Khô và bắt đầu khám phá những rạn san hô rực rỡ sắc màu: xanh da trời, xanh lá cây, đỏ, hồng,… cùng những chú cá nhỏ bơi lội tung tăng đầy thú vị. Quý khách sẽ tiếp tục khám phá nét hoang sơ nhưng tuyệt đẹp của hòn đảo này sau đó trở vào bờ để thưởng thức bữa trưa với những món hải sản tươi ngon.
Buổi chiều, quý khách tham quan Eo Gió – một vẻ đẹp tự nhiên của tạo hóa. Quý khách sẽ trải nghiệm cảm giác cực kỳ thú vị với trò chơi trượt cát. Một trò chơi đầy mới mẻ nhưng không kém phần hấp dẫn. Cũng tại đây quý khách có thể chụp cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp, đầy ấn tượng. Đưa khách về khách sạn nghỉ ngơi và ăn tối
NGÀY 03: GHỀNH RÁNG - MUA ĐẶC SẢN -THÁP ĐÔI - CHÙA THẬP THÁP
Sau khi dùng điểm tâm tại khách sạn, xe đưa quý khách tham quan khu du lịch Gành Ráng – Tiên Sa, được mệnh danh là “Con mắt xanh của thành phố biển Quy Nhơn”. Quý khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh của toàn thành phố biển Quy Nhơn, viếng thăm mộ chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh - Hàn Mặc Tử. Quý khách còn có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc trên trên gỗ bằng lửa bởi bàn tay khéo léo, tài ba của người giữ lửa thơ Hàn: Dzũ Kha. tham quan Bãi Trứng, còn gọi là bãi Tắm Hoàng Hậu, nơi Nam Phương Hoàng Hậu từng đến và nghĩ ngơi. Sau đó, quý khách sẽ có cơ hội mua đặc sản của Bình Định về làm quà cho người thân như: Rượu Bầu Đá, Bánh Ít lá gai, Bánh Tráng nước dừa, Nem chợ Huyện, Bánh Hồng Tam Quan, Nón lá Gò Găng. Sau đó, xe sẽ đưa quý khách đến Tháp Đôi – một ngôi tháp độc nhất vô nhị của người Chămpa nằm ngay trong lòng thành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp. Xe tiếp tục đưa quý khách đến tham quan Chùa Thập Tháp - ngôi chùa cổ nhất Bình Định với những nét thâm nghiêm, huyền bí. Được nghe thuyết minh những giai thoại về ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này. Xe đưa quý khách ra sân bay hay nhà ga, kết thúc chương trình tham quan!
Giá Tour: 01 khách
ĐVT: 1.000 đồng
Số lượng khách
|
1-2
|
10 - 15
|
16 -29
|
30 -45
|
KS 2*
|
4,294
|
1,793
|
1,765
|
1,685
|
KS 3*
|
4,294
|
1,793
|
1,765
|
1,685
|
KS 4*
|
4,482
|
1,981
|
1,952
|
1,873
|
RESORT 4*
|
4,969
|
2,468
|
2,440
|
2,360
|
Khách sạn dùng trong chương trình (hoặc tương đương):
Khách sạn 2 sao: Quy Nhơn, Thái Bảo
Khách sạn 3 sao: Hoàng Yến
Khách sạn 4 sao: Hải Âu, Sài gòn - Quy Nhơn.
Resort 4 sao: Hoàng Gia.
Giá tour bao gồm :
- Xe vận chuyển theo chương trình
- Tàu qua đảo
- Hướng dẫn viên suốt hành trình.
- Khách sạn được ghi trong chương trình: 02 khách/phòng
- Ăn sáng Buffet tại khách sạn
- Ăn theo chương trình
- Vé vào cửa các điểm tham quan
- Nước uống trên xe 02 chai 0.5L/khách/ngày
- Bảo hiểm du lịch.
- Giá vé máy bay hoặc tàu lửa đi & về
- 10% thuế VAT nếu xuất hóa đơn đỏ
- Ăn uống ngoài chương trình.
- Tiền tip bồi dưỡng HDV, tài xế và các dịch vụ khác
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên mua 01 vé.
- Trẻ em từ 06 đến 11 tuổi mua 1/2 vé.
- Trẻ em từ 05 tuổi trở xuống: Không tính vé, ngủ chung với bố & mẹ ( Nhưng 02 người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em, nếu trẻ em đi kèm nhiều hơn thì từ em thứ 02 trở lên phải mua 1/2 vé).
Sài Gòn - sân bay Phù Cát, Bình Định: có 02 hãng hàng không khai thác chuyến này.
- Vietnam Airlines: 2 chuyến mỗi ngày, giá thấp nhất từ 594,000đ/chặn/vé
- VN 1390 (6:00-7:10)
- VN 1392 (14:15-15:40)
Sân bay Phù Cát - Sai Gòn:
- Vietnam Airlines:
- VN 1391 (8:00-9:10)
- VN 1393 (16:20-17:40)
Chú ý:
- Giá trên mang tính chất tham khảo, giá có thể tăng vào dịp lễ, Tết.
- Giảm giá cho khách đoàn, công ty
- Làm chương trình theo yêu cầu của quý khách
- Nếu book vé sớm, sẽ có giá tốt!
- Chương trình có thể thay đổi theo giờ đến & đi của chuyến bay. Chúng tôi sẽ cố gắng sắp xếp để quý khách tham quan đầy đủ những nội dung như trên.
Ä MỌI THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Công Ty TNHH Lữ Hành Sống Động Việt Nam
763 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 08. 377 17 919 – 08. 627 99 444
Fax: 08. 377 13 917
Email: info@vietnamalive.com
Ms. Hoan: 093 3 909 705 - Skype & YH!: vietnamalive1
Email: hoan@vietnamalive.com
Mr. Thanh: 0987.6789.28 - Skype & YH!: vietnamalive2
Hân hạnh được đón tiếp & phục vụ quý khách!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)